Các Ứng Dụng Của Blockchain: Từ Thiện Mã Hóa

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Các Ứng Dụng Của Blockchain: Từ Thiện

Ứng dụng của blockchain trong từ thiện: Giới thiệu về Từ thiện mã hóa (crypto-philanthropy)

Các tổ chức từ thiện thường gặp phải một số trở ngại trong việc đạt được thành công do thiếu tính minh bạch, các vấn đề về giải trình và hạn chế về các phương pháp tiếp nhận quyên góp. Từ thiện mã hóa (việc áp dụng công nghệ blockchain để hỗ trợ các đóng góp từ thiện) đã cung cấp thêm một giải pháp thay thế, với các giao dịch phi tập trung và trực tiếp, có thể giúp các tổ chức nhận quyên góp và gây quỹ một cách hiệu quả hơn. 

Khái niệm cơ bản về blockchain

Phát minh ra hệ thống blockchain đã mang lại lợi ích cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau, nó làm tăng tính minh bạch và tăng cường bảo mật dữ liệu. Mặc dù khái niệm này đã tồn tại từ rất lâu trước khi Bitcoin ra đời, chỉ cho tới gần đây tiềm năng của blockchain mới bắt đầu được biết đến rộng rãi. 

Blockchain là một thành tố cơ bản của hầu hết các mạng lưới kinh tế về tiền mã hóa. Khái niệm sổ cái số hóa đứng đằng sau Bitcoin được phát minh bởi Satoshi Nakamoto, tuy nhiên, công nghệ này còn được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác và đã chứng minh được tính hiệu quả của nó không chỉ đối với các loại tiền tệ số mà còn dành cho cả truyền thông số và chia sẻ dữ liệu. 

Blockchain của Bitcoin vận hành dưới dạng một công nghệ sổ cái phân tán (DLT), được bảo mật bằng mật mã học và duy trì bởi một mạng lưới khổng lồ các máy tính (nodes). Cấu trúc này cho phép thực hiện các giao dịch ngang hàng (P2P) xuyên biên giới trong môi trường bất khả tín. Bất khả tín ở đây có nghĩa là người dùng sẽ không cần phải tin tưởng lẫn nhau bởi các node tham gia mạng lưới sẽ buộc phải tuân theo một bộ quy tắc đề ra sẵn (được mô tả trong Giao thức của Bitcoin).

Sổ cái Bitcoin sử dụng cho các giao dịch này không nằm cố định tại một trung tâm dữ liệu hay máy chủ đơn lẻ nào cả. Thay vào đó, blockchain được phân tán và sao chép theo mô hình kim tự tháp các node máy tính phân bố trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là mỗi khi có một giao dịch được xác thực hay có dữ liệu bị thay đổi, mỗi thành viên trong mạng lưới sẽ phải cập nhật phiên bản blockchain của riêng nó cho phù hợp với các thay đổi này (tức là cần phải đạt được sự đồng thuận theo mỗi thay đổi đó). 

Như đã kể trên, blockchain thường được sử dụng như một sổ cái phân tán, các ưu điểm mà công nghệ duy nhất này mang lại bao gồm cả việc hỗ trợ các tổ chức và quỹ từ thiện. Quỹ từ thiện blockchain của Binance (BCF) là một ví dụ điển hình. 

Quyên góp Tiền mã hóa

Việc công nhận tiền mã hóa trên toàn cầu vẫn còn là một chặng đường dài, và trong vấn đề từ thiện thì sẽ còn cực kỳ gian nan. Hiện tại, số lượng các tổ chức từ thiện sử dụng phương pháp quyên góp bằng tiền mã hóa vẫn còn rất ít, nhưng đang có dấu hiệu tăng dần. 

Các nhà quyên góp có ý định đóng góp bằng tiền mã hóa sẽ phải hoặc giới hạn khả năng của họ trong số rất thiện các tổ chức có thể hỗ trợ, hoặc quyên góp một khối lượng đủ lớn để có thể thuyết phục tổ chức từ thiện ưa thích của họ chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa. 

Trước khi một tổ chức từ thiện có thể tiếp nhận quyên góp bằng tiền mã hóa, nó cần phải sở hữu một quy trình quản lý và phân phối quỹ mình bạch và hiệu quả. Việc hiểu rõ căn bản về tiền mã hóa và công nghệ blockchain – và cách thức chuyển đổi các đóng góp sang tiền pháp định – là một điểm tối quan trọng để có được chiến lược áp dụng hiệu quả. 

Tiềm năng lợi ích của Từ thiện mã hóa

Từ thiện mã hóa hứa hẹn sẽ mang lại nhiều ưu điểm nổi trội cho các tổ chức quyên góp, từ thiện, bao gồm: 

  • Tính minh bạch tối ưu: mỗi giao dịch tiền mã hóa đều là duy nhất, đồng nghĩa rằng việc kiểm tra giao dịch đó trên blockchain là rất đơn giản. Độ minh bạch và giải trình mở càng cao thì càng làm tăng độ khả tín cho người quyên góp và càng khuyến khích họ quyên góp nhiều hơn, vừa tăng cường uy tín và danh tiếng cho tổ chức từ thiện. 
  • Tính toàn cầu và phi tập trung: phần lớn các mạng lưới blockchain đều mang tính phi tập trung cao, có nghĩa là họ không bị phụ thuộc vào các chính phủ hay tổ chức tập trung nào cả. Do đó, quỹ gây được có thể được chuyển trực tiếp từ người quyên góp tới tổ chức từ thiện, và chính bản chất phi tập trung của các blockchain đã mang lại tính thích hợp của riêng nó đối với các giao dịch quốc tế.  
  • Các thỏa thuận số: blockchain giúp cho việc lưu trữ và chia sẻ dữ liệu số trở nên dễ dàng hơn, và cũng có thể được dùng để đảm bảo rằng các tài liệu, hợp đồng sẽ không bị sửa đổi khi không có sự đồng ý của các thành viên tham gia. 
  • Tiết kiệm chi phí: công nghệ blockchain sở hữu tiềm năng đơn giản hóa quy trình quản lý từ thiện, tự động hóa các khâu trong quy trình và tiết kiệm chi phí tổng thể nhờ cắt giảm bớt các bên trung gian. 
  • Cắt giảm thuế phí: Lấy ví dụ, một nhà quyên góp ở Mỹ, nếu người này dùng Bitcoin để quyên góp, thì phía tổ chức từ thiện sẽ nhận được toàn bộ giá trị của khoản đóng góp đó (không phải chịu thuế). Hơn nữa, người quyên góp sẽ có quyền yêu cầu khấu trừ thuế cao hơn từ phía cơ quan của chính phủ. 

Hạn chế và vấn đề tồn tại 

Mặc dù có nhiều ưu điểm tiềm năng, thì từ thiện mã hóa vẫn có những mặt hạn chế nhất định của nó, trong đó có: 

  • Bất ổn giá: Ngoại trừ các stablecoins, phần lớn các loại tiền mã hóa đang giao dịch trên thị trường đều biến động rất lớn, việc giá trị mỗi đồng coin có sự thay đổi lớn thường xuyên xảy ra. 
  • Bảo mật: trường hợp khóa bí mật để truy cập các quỹ từ thiện bị thất lạc, thì việc phục hồi là vô phương. Tương tự như vậy, trường hợp các khóa này không được quản lý và bảo vệ một cách thích hợp, các tổ chức có ý đồ xấu sẽ tìm mọi cách để truy cập và đánh cắp toàn bộ khoản từ thiện. 
  • Nhận thức và hiểu biết của cộng đồng: block đối với số đông khá khó hiểu, nhiều nhà từ thiện tiềm năng thường không hiểu đủ rõ về các nền tảng của tiền mã hóa để có thể tin tưởng hay sử dụng hệ thống này trong việc đóng góp từ thiện.  

Một số trường hợp thực tiễn

Từ thiện mã hóa trong những năm gần đây đã được một số tổ chức từ thiện có uy tín để mắt tới. Ví dụ vào năm 2017, tổ chức từ thiện toàn cầu Fidelity Charitable đã nhận được một khoản đóng góp bằng tiền mã hóa có giá trị tương đương 69 triệu USD. Cũng trong năm đó, một nhà từ thiện ẩn danh có nickname là Pine đã phân phát khoảng 55 triệu USD Bitcoin dưới dạng quyên góp cho nhiều tổ chức trên thế giới thông qua quỹ từ thiện Pineapple Fund.

Như đã kể trên, Quỹ từ thiện blockchain của Binance (BCF) cũng là một minh chứng điển hình khác của từ thiện mã hóa. BCF là một tổ chức phi lợi nhuận, có mục tiêu là chuyển đổi hình thức từ thiện bằng cách sử dụng các nền tảng từ thiện phân tán. 

Kết luận

Từ thiện mã hóa vẫn là một phương pháp tương đối với trong cách cho, nhận và phân phối các khoản đóng góp. Nhưng song song với sự phát triển rộng rãi và ngày càng trở nên thân thiện hơn của công nghệ blockchain, các quỹ từ thiện và nhà quyên góp cũng sẽ dần thích nghi với phương pháp này để có thể giúp đỡ những người cần giúp một cách dễ dàng hơn. Và có vẻ như chỉ khi nào cộng đồng chấp nhận phương pháp này rộng rãi hơn, thì các tổ chức từ thiện cũng mới đẩy mạnh hoạt động của họ trong việc sử dụng tiền mã hóa vào từ thiện. 

Nguồn: Binance.vision
Thảo luận với chúng tôi tại:
Telegram Channel: https://t.me/Syndicator_Official
Telegram Chat: https://t.me/Syndicator_Community
Facebook: https://www.facebook.com/Syndicator.Official/

Tác giả

Theo dõi Syndicator tại