Sự ra mắt sắp tới của tiền điện tử Libra dường như có nhiều ý nghĩa trên cả hai mặt trận kinh tế và chính trị trên toàn cầu. Đặc biệt là sự phát triển này được nhìn thấy với sự quan tâm của giới kinh doanh tại Trung Quốc.
Mối quan hệ căng thẳng Mỹ – Trung cũng là một yếu tố đằng sau động thái này Trung Quốc. Sự ra mắt của Facebook stablecoin chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc ghen tị về việc họ có tiền điện tử của riêng mình và Trung Quốc sẽ cho phép WeChat tham gia thị trường tiền điện tử – nền tảng mạng xã hội lớn số 1 tại quốc gia này.
Cụ thể hơn
Theo là báo cáo trên tờ South China Morning Post đã tiết lộ chi tiết về việc Trung Quốc lần đầu tiên chấp nhận tiền điện tử sau gần 2 năm ban hành lệnh cấm tất cả các đồng tiền kỹ thuật số.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) được cho là đang xem xét những rắc rối mang lại của việc cấp phép đó, WeChat được coi là đối thủ mạnh nhất để tham gia cuộc cách mạng tiền điện tử ở nước này.
WeChat thuộc sở hữu của Tencent là nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất ở Trung Quốc và cũng đã cung cấp nền tảng thanh toán kỹ thuật số tiện lợi. Mức độ phổ biến của nó có thể được đánh trên phạm vi toàn cầu, WeChat có khoảng 1,1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, trong khi Facebook dẫn đầu với 2,3 tỷ người dùng hoạt động.
Lý do đằng sau sự thay đổi chính sách của Trung Quốc
Chính quyền Trung Quốc lo ngại rằng khi một bộ phận người dùng Facebook tại nước này sẽ bắt đầu sử dụng tiền điện tử Libra, điều đó chắc chắn có thể làm suy yếu chính sách kinh tế và tiền tệ của đất nước, sự ổn định tài chính và về mặt chủ quyền của Trung Quốc.
Những lo ngại này được thể hiện bởi Wang Xin, là giám đốc của bộ phận nghiên cứu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Wang Xin đã bày tỏ tất cả những nghi ngờ này khi phát biểu tại một hội nghị do Viện Tài chính kỹ thuật số, Đại học Bắc Kinh tổ chức.
Như các bạn đã biết, WeChat đã có sẵn nền tảng thanh toán mặc dù phương tiện giao dịch chỉ là Yuan – đồng nhân dân tệ (tiền Fiat của Trung Quốc). Công ty vận hành các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số này dưới tên WeChat Pay và dịch vụ này được bắt đầu lần đầu tiên vào năm 2013.
Cho đến nay, WeChat đang có 900 triệu người dùng đang sử dụng WeChat Pay để chuyển tiền kỹ thuật số. Cùng với Trung Quốc, WeChat Pay đang phát triển khá đáng kể trên toàn thế giới, mặc dù một số báo cáo nghiên cứu cho thấy hệ thống thanh toán được sử dụng chủ yếu bởi khách du lịch và người nước ngoài. Đối thủ chính của WeChat Pay là Alipay, một phần của tập đoàn Alibaba Trung Quốc.
Libra và các chính sách của nó
Dự án Libra của Facebook đã khiến các nhà chức trách Trung Quốc lo lắng. Chính phủ hiện đang nghiên cứu và đưa ra các quy định về tiền điện tử phù hợp thay vì cấm hoàn toàn nó, động thái cấm tiền điện tử đã được thực hiện hai năm trước và bị chỉ trích bởi nhiều người đam mê tiền điện tử tại quốc gia này.
Sự phản đối của chính phủ là việc các công ty như Facebook, WeChat, v.v. nếu thực hiện thành công các dự án tiền kỹ thuật số của họ thì điều đó có thể dẫn đến việc phá vỡ các quy tắc và quy định do chính phủ đặt ra.
Điều này có nghĩa, các công ty này sẽ hoạt động như các quốc gia có chủ quyền có hệ sinh thái kinh tế riêng được hỗ trợ bởi tiền tệ của họ. Đây là điều mà chính phủ Trung Quốc chắc chắn muốn tránh và ngay cả khi nó đi trước với sự cho phép của WeChat hoặc AliPay vì có tiền kỹ thuật số của riêng họ.
Chính phủ Trung Quốc sẽ xây dựng các quy định ràng buộc xung quanh các dự án kỹ thuật số của nước họ.
Động thái này của Trung Quốc có mục đích gì?, Trung Quốc sẽ bảo chứng đồng Yuan của mình hay sẽ để cho Wechat phát hành đồng tiền riêng?
Biên dịch: Mouselovespeed – Nguồn: tradingroom
Thảo luận với chúng tôi tại:
Telegram Channel: https://t.me/Syndicator_Official
Telegram Chat: https://t.me/Syndicator_Community
Facebook: https://www.facebook.com/Syndicator.Official/