Tiền điện tử (Cryptocurrency) là gì?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tiền điện tử một cơn sốt bùng nổ tại Việt Nam vào năm 2017 mà tiêu biểu là đồng Bitcoin. Chính nhờ những tiện ích tối ưu mà nó mang lại mà dần khẳng định được vai trò quan trọng của mình trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin về coin, Syndicator sẽ cung cấp cho bạn series bài về tiền điện tử là gì, có các loại nào đang tồn tại trên thị trường và tương lai của chúng sẽ ra sao.

Tiền điện tử là gì?

Theo Wikipedia, tiền điện tử là tiền đã được số hóa, nghĩa là tiền ở dạng những bit số, đồng thời chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, Internet và các phương tiện điện tử được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành.

Ngoài ra, tiền điện tử được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng mở tại tổ chức phát hành hay phương tiện của thanh toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi, mua bán và tích lũy giá trị.

Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu.

Theo đó, Bitcoin là đồng coin ra đời đầu tiên, có thể sử dụng Bitcoin để trao đổi, mua bán hàng hóa và gửi cho người khác.

Không giống như loại tiền giấy tiền giấy phải in ra bằng các phương pháp in ấn phức tạp thì Bitcoin lại được tạo ra bằng cách giải các thuật toán phức tạp.

Tiền điện tử có phải tiền ảo không?

Nếu bản chất của tiền tệ là vật trao đổi ngang giá thì đồng điện tử cũng vậy. Tiền điện tử là vật trao đổi ngang giá trung gian hoạt động trên môi trường internet dưới những thuật toán.

Và nếu bạn gọi tiền điện tử là tiền ảo thì những tờ tiền giấy, những khoảng tiền giao dịch ngân hàng của bạn cũng là tiền ảo. Tại sao tôi lại nói vậy? Đơn giản thôi. Giá trị để tạo ra 1 đồng tiền 500.000 VNĐ không phải 500.000 VNĐ. Chúng ta chỉ đang gán giá trị đó lên đồng tiền đó. Hay trong những giao dịch chuyển khoản ngân hàng đến cho khách hàng, đối tác… bạn cũng không được nhìn thấy bất cứ đồng tiền nào.

Tiền điện tử hoạt động như thế nào?

Tiền điện tử được hỗ trợ bởi toán học chứ không phải là từ những văn bản của chính phủ hay tổ chức tài chính.

Trong khi, cũng giống như tất cả các loại tiền tệ, chúng vẫn phụ thuộc vào giá trị được mà chúng được công nhận rối, sự khan hiếm của chúng dựa trên nền tảng toán học và không thể điều chỉnh bởi bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào.

Chúng không bị trói buộc với sự sẵn có của hàng hoá vật chất, chẳng hạn như vàng, cũng không thể được tạo ra một cách nhân tạo bởi các chính phủ hoặc các tổ chức tài chính như đồng đô la.

Tiền điện tử sử dụng một mạng lưới phân phối để cho phép hệ thống giao dịch p2p (peer-to-peer), giao dịch ngang hàng mà không cần đến các bên thứ ba. Để đảm bảo sự an toàn, mật mã sử dụng các thuật toán toán học và một sổ cái công khai.

Để đảm bảo mọi giao dịch đều hợp pháp, phương trình toán học phức tạp được sử dụng để liên kết mỗi tài khoản với số tiền thực mà chủ tài khoản muốn chi tiêu.

Người sử dụng, thường được gọi là những thợ mỏ, dành các tài nguyên tính toán của họ để giải quyết các phương trình và thường nhận phần thưởng với một lượng nhỏ.

Có bao nhiêu loại tiền điện tử?

Theo số liệu CoinMarketCap, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện hơn 1.600 đồng tiền trên thị trường. Và con số này sẽ còn tiếp tục tăng thêm. Việc sử dụng tiền ảo giao dịch, thanh toán đầu tư thu lời được áp dụng ngày càng rộng rãi. Điển hình có thể kể đến một số đồng như Bitcoin, Ethereum, Ripple, LiteCoin…

Ưu điểm và nhược điểm của tiền điện tử

Ưu điểm

  • Thuận tiện trong giao dịch: Nếu khi gửi tiền tại các ngân hàng, bạn có thể bị giới hạn chuyển khoản, rút tiền… trong 1 ngày thì với tiền điện tử, bạn có quyền tự do giao dịch bất chấp không gian thời gian.
  • Bitcoin không thể làm giả: Vì không tồn tại dưới dạng vật chất và mỗi đồng tiền điện tử tồn tại dưới 1 dãy bit mã hóa duy nhất trên Internet
  • Độ bảo mật an toàn cao
  • Chi phí giao dịch cực thấp: An toàn và bảo vệ môi trường Có tiềm năng phát triển thương mại điện tử

Nhược điểm

  • Sử dụng không quá dễ dàng: Với những người đã quen sử dụng công nghệ thì vấn đề này không quá khó khăn. Nhưng đối với những ai ít có cơ hội tiếp xúc với công nghệ thì việc tạo ví Bitcoin và quản lý lại khá khó khăn. Không chừng còn bị lừa đảo 1 cách dễ dàng hơn nữa.
  • Giá Bitcoin thường biến động lên xuống mà chúng ta rất khó để đoán trước được. Điều này gần giống với sự lên xuống của thị trường chứng khoán.
  • Là nơi cho tội phạm hoạt động rửa tiền: Có lẽ đây là nhược điểm lớn nhất. Và cũng vì lý do này mà có những quốc gia chưa chấp nhận đồng coin là một loại tiền tệ hợp pháp.

Tình trạng của tiền điện tử tại Việt Nam

Xu thế của công nghệ Blockchain hiện đang mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các quốc gia trên thế giới, song song với đó hầu hết mọi quốc gia đều có những quan ngại nhất định trước xu thế của tiền điện tử. Vì vậy việc đưa ra được khung pháp lý cho tiền điện tử hay tiền ảo không phải là việc đơn giản, một sớm một chiều mà cần tiến hành nhiều nghiên cứu cũng như thử nghiệm phối hợp từ cơ quan Chính phủ đến những doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Hiện tại Việt Nam đang từng bước thận trọng và chưa phát triển khung pháp lý cho tiền điện tử là điều dễ hiểu. Tuy nhiên việc thiếu khung pháp lý đang mang lại một số vấn đề khá nghiêm trọng cho nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp trong ngành. Khi có tranh chấp liên quan đến tiền điện tử, người dân kiện lên trên nhưng nhà nước lại chưa có khung pháp lý dựa vào để xử lý những vụ việc lừa đảo đa cấp biến tướng gây hậu quả nghiệm trọng.

Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút vốn đầu tư và đặc biệt là quốc gia có tài nguyên nhân sự và nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng được xu thế phát triển của Blockchain nói chung và tiền điện tử nói riêng. Do chưa có khung pháp lý rõ ràng nên các quỹ đầu tư vẫn đang ngần ngại bỏ tiền vào các doanh nghiệp startup của Việt Nam trong ngành này. Điều này vô hình chung mang lại khá nhiều thiệt thòi cho doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp ở những nước như Singapore, Nhật và Hàn Quốc… trong cùng ngành.

Tương lai của tiền điện tử

Hiển nhiên là chúng không ổn định vì quy mô thị trường của chúng vẫn còn tương đối nhỏ. Khi vốn hóa thị trường tăng lên, sẽ kéo theo đó là sự ổn định. Và một khi điều đó xảy ra, chúng có khả năng ổn định hơn so với tiền giấy do chính phủ ban hành.

Tiền điện tử được thiết kế đáp ứng điều kiện vốn hiếm, và lạm phát của chúng phát triển với tỷ lệ chậm, kiểm soát được.

Điều này có thể cho họ sự ổn định hơn so với các đồng tiền khác cái mà các chính phủ, ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính có thể “thêm một vài số 0” vào cuối tài khoản ngân hàng của họ khi cần.

Chúng có tiềm năng để thay đổi thế giới tài chính theo nhiều cách chúng có. Bitcoin là đầu tiên, vẫn là lớn nhất và có cơ hội tốt nhất để đạt được sự chấp nhận chủ đạo, nhưng có rất nhiều loại tiền khác với những ý tưởng sáng tạo mà chúng ta không nên bỏ qua.

Tại sao tiền điện tử lại khó “chết”?

Thị trường tiền điện tử trở nên “ảm đạm” sau một thời gian dài suốt năm 2018, tuy nhiên nó lại khó có thể chết bởi những lý do sau:

1. Tự chủ tài chính

Ở một số đất nước siêu lạm phát như Venezuela và Zimbabwe, tiền điện tử có thể hỗ trợ chính phủ tự chủ tài chính hơn trên thị trường quốc tế, giúp họ thu hút nguồn vốn trong bối cảnh khan hiếm ngoại tệ trầm trọng.

2. Đầu tư doanh nghiệp

Với sự đa dạng của các dòng tiền điện tử, doanh nghiệp còn có thể có thêm một cách, đó là chi nhiều khoản nhỏ để đầu tư nhiều loại tiền khác nhau hoặc quy đổi nguồn tiền mặt để tích trữ.

3. Tốc độ tăng trưởng

Giá Bitcoin đã giảm mạnh, nhưng thực chất chỉ “rớt phanh” một lần trong 5 năm qua. Trong khi đó, thị trường này vẫn đang tăng trưởng liên tục hàng năm và cũng là lý do nhiều người vẫn không “tháo chạy” khi tiền điện tử gặp biến động.

4. Tự do chi tiêu

Tiền điện tử cho phép người dùng tự do chi tiêu. Đối với một số nền tảng giao dịch trên thế giới, người dùng không có cách nào khác để thực hiện và thanh toán trực tuyến mà không có sự can thiệp của bên thứ ba, trừ khi bạn sử dụng tiền điện tử.

5. Công nghệ blockchain

Tiền điện tử dựa trên công nghệ blockchain, mà công nghệ này sẽ còn phát triển và được ứng dụng rộng rãi hơn nữa trong tương lai.

6. Thời đại thông tin

Cho dù công nghệ blockchain có trở nên lỗi thời thì cũng sẽ có các công nghệ khác thay thế, cho nên, nếu như tiền điện tử có biến mất thì sẽ có các hình thức tiền tệ khác sẽ tiếp tục kế thừa.

7. Nhà đầu tư phố Wall

Không như thế hệ Warren Buffett, các nhà đầu tư trẻ của phố Wall rất thích sự biến động ở các thị trường mới, nhìn thấy cơ hội trong rủi ro, và họ vẫn dành niềm tin rất nhiều cho tương lai của thế hệ tiền này.

8. Giao dịch nhanh chóng

Nếu bạn muốn chuyển tiền nhanh chóng, đảm bảo phí chuyển khoản thấp lại còn bảo mật, tiền điện tử chính là lựa chọn phù hợp cho bạn. Tiền điện tử được xem như một phương thức thanh toán mới mà nhiều người ưa chuộng.

9. Lượng người sở hữu

Ước tính có khoảng 2% số người trên thế giới từng sở hữu bất kỳ tiền điện tử nào.

10. Hy vọng tương lai

Đã có rất nhiều người “rút chân” khỏi thế giới tiền điện tử vì những tin đồn lan truyền về “bong bóng” tài chính, nhưng đồng thời vẫn còn rất nhiều người quyết định “đóng băng” hoặc tiếp tục đầu tư với hy vọng về viễn cảnh tươi sáng hơn, chỉ trừ khi cả thế giới này “quay lưng” với tiền điện tử, ngày tàn của nó mới đến. 

Kết luận

Như vậy với bài viết này Syndicator hy vọng đã cung cấp cho bạn kiến thức chính xác để trả lời câu hỏi tiền điện tử là gì, bản chất và những ưu nhược điểm của nó. Còn lại quyết định phụ thuộc vào bản thân bạn thôi. Do đó chúc bạn gặt hái nhiều thành công từ quyết định của mình.

Nguồn: BTCVNNews
Thảo luận với chúng tôi tại:
Telegram Channel: Syndicator_Official
Telegram Chat: Syndicator_Community
Facebook Group: BinanciansVietnam

Tác giả

S'Mann

S'Mann

Founder & CEO @Syndicator

Theo dõi Syndicator tại