Giải thích về Giao dịch ký quỹ – Margin Trading

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Giao dịch ký quỹ với Tiền điện tử (Margin Trading for Cryptocurrency) là gì? Cách thức hoạt động ra sao? Hãy cùng Syndicator tìm hiểu về loại giao dịch này nhé.

Giao dịch ký quỹ - margin là gì?

Giao dịch ký quỹ là gì?

Giao dịch ký quỹ với Tiền điện tử (Margin Trading for Cryptocurrency) hay còn được mọi người gọi cách khác là giao dịch Margin hoặc đánh Margin. Cho phép người dùng vay tiền với số vốn hiện tại để giao dịch trên một sàn giao dịch. Nói cách khác, người dùng có thể nâng số Tiền điện tử hoặc USD hiện có của mình lên bằng cách vay tiền để tăng sức mua.

Ví dụ: bạn đặt cược 25$ và dùng đòn bẩy (Leverage) 4:1 để vay 75$ và mua số lượng Bitcoin trị giá 100$. Quy định duy nhất là nếu không có vấn đề gì xảy ra, bạn sẽ phải trả lại 75$ cộng thêm phí vay. Để đảm bảo Người cho vay (Lender/Broker) lấy lại được số tiền đã cho vay, sàn giao dịch thường cảnh báo ‘Margin call’ khi giao dịch của bạn đạt đến mức giá mà bạn sẽ bắt đầu mất tiền vay (vì họ sẽ cho bạn vay tiền để giao dịch, nhưng họ không muốn bạn mất số tiền đã vay đó). ‘Margin call’ có thể tránh được bằng cách đặt thêm tiền vào lệnh đó (Position).

Sàn giao dịch sẽ có nhiều lựa chọn đòn bẩy (Leverage) khác nhau (2:1, 3.33:1, 4:1, 100:1…). Với giao dịch ký quỹ bạn có thể Bán khống (Short position – Bạn vay một mã tiền nào đó và bán trước với mong muốn giá xuống rồi mua lại để trả) hoặc là Mua vào (Long position – Bạn mua một mã tiền nào đó và đợi giá lên sẽ bán lấy lãi sau. Hơn nữa, nó có thể được sử dụng để đầu cơ, phòng ngừa rủi ro hoặc để tránh phải giữ toàn bộ số dư của bạn trên một sàn giao dịch.

Cách thức hoạt động của giao dịch ký quỹ – Call Prices và Liquidation

Tiếp theo, như đã lưu ý ở trên, bạn phải có đủ tiền để trả cho số tiền bạn đang đặt cược. Nếu không, lệnh của bạn sẽ tự động bị đóng, thanh lý trực tiếp (Liquidated) hoặc nhận cảnh báo (Margin Call). Như vậy, mặc dù người cho bạn vay sử dụng tiền của họ cho một khoản phí để giao dịch ký quỹ, nhưng mọi khoản tiền bị mất và bất kỳ khoản phí nào sẽ trừ vào vốn ban đầu của bạn.

Cụ thể, nếu số dư của bạn giảm xuống dưới Mức yêu cầu duy trì tối thiểu (Maintenance Margin Requirement – MMR), do giá đi ngược lại với lệnh bạn đặt cược, sàn giao dịch sẽ bắt đầu thanh lý tài sản của bạn (Liquidation) để lấy lại tiền hoặc đơn giản là sẽ cảnh báo yêu cầu bạn phải nạp thêm tiền vào tài khoản của bạn. Khi bạn đặt thêm tiền, bạn sẽ tăng tỷ lệ ký quỹ và cải thiện Mức giá cảnh báo (Call Prices).

Bỏ những khái niệm chuyên môn sang một bên, thì giao dịch ký quỹ cho phép bạn đặt cược lớn hơn vốn ban đầu, trái lại bạn phải trả phụ phí và chấp nhận rủi ro. Khi bạn đặt cược, bạn có thể sử dụng tiền của người cho vay, nhưng nếu đặt cược sai cách, tiền sẽ ra khỏi túi của bạn. Bạn ôm hết mọi rủi ro.

Đó là ý chính của giao dịch ký quỹ, nó vừa đủ để bạn hiểu mức độ rủi ro của việc đánh Margin.

Vậy bạn có nên sử dụng chiến lược này?

Chúng tôi thực sự khuyên bạn nên tránh xa giao dịch ký quỹ trừ khi bạn đã nghiên cứu qua, có kinh nghiệm và giao dịch ký quỹ với mục đích rất cụ thể như phòng ngừa rủi ro. Mất tiền khi giao dịch bình thường (Exchanges/Regular Trading) đã đủ căng thẳng rồi, chứ chưa nói đến việc vay tiền cộng với trả lãi để chơi lớn hơn. Điều đó càng làm bạn căng thẳng.

Tất nhiên, nếu bạn ít bảo thủ hơn và bất chấp muốn giao dịch ký quỹ, thì bước tiếp theo của bạn là đọc tất cả các tài liệu về giao dịch ký quỹ trước khi bắt đầu. Hiểu cách Mở và đóng lệnh giao dịch (Open/Close margin position), và đảm bảo bạn hiểu Tỷ lệ ký quỹ (Margin Ratios) và Mức cảnh báo (Margin call), cũng như theo dõi một số chiến lược giao dịch ký quỹ là một phần của bước tiếp theo. Chúng tôi cho rằng bạn đã thành thạo các chỉ số kỹ thuật để tham gia.

CẢNH BÁO RỦI RO, TỶ LỆ VÀ MỨC ĐỘ ĐÁNH CƯỢC

Giao dịch ký quỹ tiền điện tử là một trong những ván cược rủi ro nhất mà bạn có thể thực hiện. Tham gia Tiền điện tử và giao dịch ký quỹ là rủi ro. Chấp nhận và đặt chúng trên một đòn bẩy cao, bạn kiếm được một số tiền lớn khá nhanh (đặc biệt là với các altcoin có độ biến động cao và khối lượng giao dịch thấp). Không giống như giao dịch thông thường, bạn có thể mất toàn bộ vốn đầu tư ban đầu. Hơn nữa, bạn dùng đòn bẩy càng cao, bạn mất tiền càng nhanh hơn.

Ví dụ:
Nếu bạn Mua vào (Long position) trên đòn bẩy 4:1 và giá giảm khoảng 25% so với giá bạn mở giao dịch (hoặc ít hơn tùy vào phí vay), bạn nhận cảnh báo và mất trắng toàn bộ. Hay thế này: bạn đặt cược 25$, bạn vay 75$, và trừ các khoản phí bạn chỉ có dưới 25$ để mất hết 100$ bạn đang đặt cược. Nếu nó tăng lên, thì bạn có thể giữ lệnh miễn là bạn muốn (vì không có rủi ro với 75$ của người cho vay), nhưng nếu nó đi xuống, lệnh của bạn sẽ bị thanh lý dựa trên đòn bẩy mà bạn sử dụng trừ khi bạn đặt thêm tiền vào. Mở lệnh với đòn bẩy 8:1 sẽ nhận cảnh báo nhanh gấp đôi với khoảng 12,5%, mở lệnh với đòn bẩy 2:1 sẽ ở mức khoảng 50%. Đấy! bạn luôn có thể mở thêm lệnh để ngăn chặn việc bị đóng lệnh và thanh lý tự động bởi sàn, nhưng bạn có thể rơi vào tình huống lúng túng và thua đậm hơn. Có một câu chuyện kinh dị để cảnh báo về các lợi ích và rủi ro của giao dịch ký quỹ, bạn hãy xem bài đăng trên Reddit ‘Cách tôi mất gần 200 BTC trong tháng vừa qua‘.

Hy vọng những thông tin ở trên sẽ bổ ích đối với bạn và giúp bạn hiểu thêm phần nào về lợi nhuận và rủi ro khi tham gia loại hình giao dịch này. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không khuyến khích bạn đầu tư hay tham gia vào loại hình giao dịch này.

Biên dịch: Lamek – Nguồn: Medium
Thảo luận với chúng tôi tại:
Telegram Channel: 
https://t.me/Syndicator_Official
Telegram Chat: 
https://t.me/Syndicator_Community
Facebook: 
https://www.facebook.com/Syndicator.Official/

Tác giả

Theo dõi Syndicator tại