Cánh cổng để tới DeFi

Tất cả trong DEFI
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

DeFi, hay tài chính phi tập trung, cuối cùng đã tìm được chỗ đứng trong năm nay, với nhiều token và giao thức DeFi đã thu hút một lượng lớn người dùng trong cộng đồng tiền mã hoá. Được hỗ trợ bởi công nghệ hợp đồng thông minh, với những đổi mới như yield farming đã cho phép người dùng kiếm được khoản lãi chưa từng có từ tài sản tiền mã hóa đó.

DeFi đang bùng nổ, thị trường tràn ngập các giao thức vay và cho vay, nhiều loại trong số đó có tính cạnh tranh với nhau trên cơ sở cung cấp cho người dùng lãi suất theo số liệu. Điều này dẫn tới việc các giao thức đã quảng cáo lãi suất của họ lên tới hai hoặc ba chữ số – lớn hơn nhiều so với lãi suất ~ 0,5% thường thấy trên cái gọi là tài khoản tiết kiệm truyền thống “năng suất cao”. Mặc dù nhiều giao thức trong số này đã có nhiều bằng chứng cho thấy vẫn còn bất cập, nhưng đừng quên rằng: Sau một vài năm, rõ ràng là làn sóng giao thức mới nổi này đã tạo ra những tác động lớn vào sự phát triển của DeFi.

Các ứng dụng DeFi hứa hẹn nhất hiện nay đều có chung một tầm nhìn tương lai: Đó là tạo ra một hệ thống tài chính đa dạng, nơi mà ở đó tiền vốn và dữ liệu luân chuyển công bằng hơn, chuyển quyền kiểm soát ra khỏi các tổ chức và sang cá nhân. Tuy nhiên, không có một con đường thẳng nào từ điểm A đến điểm B. Các ứng dụng DeFi phổ biến nhất vẫn bị hạn chế bởi hầu hết các sàn giao dịch tập trung, tạo ra tác động và ảnh hưởng quá lớn trong lĩnh vực tiền mã hóa và blockchain. Các sàn giao dịch tập trung nổi tiếng đều cung cấp sự kết hợp giữa các dịch vụ thân thiện với người dùng mà người dùng dễ tiếp cận hơn.

Ví dụ: sàn giao dịch tiền mã hoá Binance, cung cấp một bộ sản phẩm tài chính toàn diện đầy đủ những sản phẩm được tìm thấy trong các thị trường truyền thống. Người dùng có thể mua, bán và giao dịch tiền mã hóa, chọn các tùy chọn và giao dịch hợp đồng tương lai, đăng ký các khoản vay tiền mã hóa, kiếm thu nhập thụ động và còn nhiều điều hơn nữa chỉ với một lần đăng nhập. Các sản phẩm tập trung này dễ sử dụng và dễ hiểu, đồng thời có thể được truy cập bằng trình duyệt web, máy tính để bàn hoặc ứng dụng di động. Ở các giai đoạn phát triển trước đó, việc tăng tốc độ đổi mới bằng công nghệ tập trung cũng dễ dàng hơn, vì các nhóm có thể phối hợp làm việc để xây dựng các tính năng mới, sửa lỗi và thử nghiệm nhiều lần để cải thiện trải nghiệm người dùng tổng thể. Bằng cách tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm người dùng vượt trội song song với độ bảo mật tối đa, các sàn giao dịch tập trung về cơ bản tồn tại hay thât bại đều dựa trên khả năng “tạo niềm tin” với những người dùng của họ.

Niềm tin, đó cũng chính là trận chiến lớn mà DeFi phải thắng để đạt được thành công mà bản thân Defi hướng tới. Người dùng chủ yếu quan tâm đến ba điều khi nói đến các sản phẩm tài chính: thanh khoản, bảo mật và ổn định. Đây là những đặc điểm cho phép sự tin cậy (và thu nhập đáng tin cậy) diễn ra. Trong khi các giao thức DeFi ngày nay bị mang tiếng là khó hiểu và khó tiếp cận, trong những năm qua, các nền tảng CeFi đã dần trở nên dễ tiếp cận và đa chiều hơn, với các công cụ khớp lệnh phức tạp, lưu ký tài sản và công nghệ ổn định.

Những đặc điểm này đang nói lên, một điều đó là sự tồn tại của sàn giao dịch tiền mã hóa: thúc đẩy thị trường và xây dựng ngành công nghiệp. Mối quan tâm của CeFi bắt đầu và kết thúc với việc xây dựng một cơ sở hạ tầng lớn mạnh cho tương lai của thị trường tiền mã hoá. Khi nền tảng đã có, bản thân nền tảng sẽ có chỗ dựa cho các ứng dụng đa dạng và sáng tạo đang được xây dựng trên nền tảng. Thay vì thúc đẩy thị trường như những nhà làm cách mạng, các sàn giao dịch tập trung sẽ dần dần đóng vai trò là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng cho các dự án tiên phong. Cuối cùng, các sàn giao dịch tập trung sẽ chỉ còn là một sản phẩm nhất thời để cung cấp cho người dùng một cầu nối với thế giới DeFi.

Đây là những điều có thể diễn ra tiếp theo: Người dùng CeFi sẽ tiếp tục giảm bớt các rào cản để tham gia các dự án DeFi, trên cơ sở cho phép người dùng của họ nhận các lợi ích từ DeFi, đồng thời duy trì tính thanh khoản, bảo mật và ổn định mà người dùng đang sử dụng ở các nền tảng CeFi. Một khi họ có bằng chứng về khái niệm của dự án và được thị trường “kiểm chứng”, mô hình DeFi được chứng minh là thành công, thì nhu cầu thị trường sẽ theo sau.

Hiện tại, người dùng Binance có thể tiếp cận các sản phẩm lấy cảm hứng từ DeFi như các dịch vụ staking, cho vay và pool. Ngoài ra, Binance đang cam kết tài trợ 100 triệu đô-la cho các dự án DeFi trên Binance Smart Chain (BSC), một blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung và tài sản kỹ thuật số. Trong số làn sóng các dự án DeFi đầu tiên ra mắt trên BSC, có khả năng một trong số chúng sẽ trở thành ứng dụng “sát thủ” tiếp theo.

Có vẻ như Binance đã đạt đến “bước ngoặt” khi DeFi được chấp nhận. Cuối cùng thì, sức hấp dẫn lâu dài của quyền tự do tài chính và phân quyền là trọng tâm của lời hứa ban đầu của công nghệ blockchain. Nó có khả năng tăng cường sự tự do về tài chính cho tất cả những người tham gia, mang lại cơ hội tài chính cho nhiều người hơn bao giờ hết. Do đó, DeFi đã đi những bước chân đầu tiên đối với tương lại của tiền mã hoá.

Tuy nhiên, nó sẽ cần sự trợ giúp từ nền tảng CeFi, đối với nhiều người dùng, đây sẽ là cánh cổng đầu tiên để họ tiếp cận DeFi. Binance tin rằng tương lai của ngành nằm ở sự phi tập trung và với đà tăng trưởng, đã đến lúc chúng ta có thể làm mọi thứ rồi.

Nguồn: Binance

Tác giả

Theo dõi Syndicator tại