phaPHALA
$ 0.277000
Issue Price
Block Explorer
Website
Twitter
Whitepaper

Token Release

AMA#5 Recap || PolkaWarriors x Phala Network

AMA#5 Recap || PolkaWarriors x Phala Network - AMA series
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Vào tối ngày 08/02, Phala Network đã cùng với PolkaWarriors tổ chức một buổi AMA cùng cộng đồng để giới thiệu về dự án, cập nhật lộ trình phát triển và giải đáp các thắc mắc cho cộng đồng các vấn đề liên quan đến dự án và những giải pháp mà đội ngũ Phala Network đang xây dựng.

Phala Network là một mạng lưới làm về hợp đồng thông minh bí mật đầu tiên được xây dựng trên Substrate , nhằm cung cấp các dịch vụ tính toán và bảo vệ các dữ liệu bí mật cho các doanh nghiệp và người dùng. Phala Network sẽ phục vụ cho toàn bộ hệ sinh thái của Polkadot

Buổi AMA được tổ chức trên Telegram của PolkaWarriors, với sự góp mặt của Marvin Tong – Co-founder & CEO Phala Network. Nhiều câu hỏi thú vị đã được đặt ra cho đội ngũ Phala Network với các chủ đề như: Công nghệ privacy, thế mạnh, giá trị của Phala Network mang lại cho người dùng. Buổi AMA đã diễn ra thành công tốt đẹp, nhiều câu hỏi đã được đặt ra và được Marvin Tong giải đáp.

Marvin Tong – CEO Phala Network

Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi và trả lời nổi bật trong buổi AMA.

1. Tầm nhìn và sứ mệnh của PHALA NETWORK là gì? Phala Network đang giải quyết những vấn đề gì? Các blockchain công khai hiện tại đã giải quyết những vấn đề đó hay chưa?

Marvin

Chức năng của Phala hướng tới các dịch vụ tính toán tổng quát thay vì các blockchain “truyền thống”. Điều này có nghĩa là chúng ta không cần phải bó buộc nó trong các đối tượng sử dụng của blockchain hiện tại, mà nó sẽ phục vụ các nhu cầu rộng lớn hơn để thực hiện các dịch vụ internet phi tín nhiệm và các dạng yêu cầu về tính toán khác.

Một dữ liệu đám mây minh bạch và phi tập trung cần phải đảm bảo rằng những người thực thi nó (trong trường hợp của chúng tôi, đó là những Gatekeeper và nhân viên chạy “hệ điều hành” mã nguồn mở Phala và có thể kiểm tra được) không thể bị can thiệp trong quá trình làm việc hoặc là những dữ liệu của người dùng không thể bị kiểm tra.

Mọi thứ về đám mây phi tập trung đều minh bạch ngoại trừ việc xử lý dữ liệu người dùng. Các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi như Google, Alibaba hoặc Microsoft không thể hứa hẹn các đặc tính tương tự vì máy chủ của họ được lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu tập trung. Vì vậy, chúng tôi tin tưởng rằng Phala có thể tiếp quản chúng và giúp người dùng có thể nhận ra một đám mây lưu trữ có thể bảo vệ quyền riêng tư thực sự với tiềm năng to lớn.

2. Phala được biết đến là dự án số 1 về quyền riêng tư trong hệ sinh thái Polkadot. Bạn nghĩ lợi thế cạnh tranh giữa Phala, Platon, Oasis, và các dự án nổi tiếng khác là gì?

Marvin

Phala là một kiến ​​trúc kết hợp giữa TEE-blockchain xây dựng trên Subtrate, nhưng cho đến nay, tất cả các giao thức TEE đều thiếu nền tảng về việc tương tác – kết hợp.

Như chúng ta đã biết, khả năng kết hợp-khả năng tương tác là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất trong hệ sinh thái DeFi của Ethereum, tuy nhiên, Phala, với một thiết kế sáng tạo, đã hoàn thành việc tương tác – kết hợp giữa các hợp đồng, thậm chí cả các blockchain.

Phala không xậy dựng theo Byzantine và sự phi tín nhiệm được đảm bảo bởi phần cứng phi tín nhiệm, nhưng những phần cứng đơn lẻ không thể đạt được tính khả dụng và tính nhất quán.

Nếu mất điện, phần cứng phải ngừng hoạt động; Nhiều node máy tính đáng tin cậy cần phải tương tác và trình tự thực thi các đoạn mã nếu không rõ ràng sẽ dẫn đến việc xảy ra tình trạng “double-spending”, điều này không đáp ứng tính nhất quán cho trạng thái hoạt động.

Vì vậy, chúng ta cần giải quyết hai vấn đề này bằng công nghệ blockchain. Đó là cho phép mọi người tải xuống dữ liệu một cách tự do bằng cách lưu trữ dữ liệu trạng thái trên chuỗi. Dưới đây là việc kiểm toán tính đồng thuận này, mỗi node đều nhận được trạng thái nhất quán.

AMA#5 Recap || PolkaWarriors x Phala Network

AMA#5 Recap || PolkaWarriors x Phala Network

Ngoài những điều đó, chúng tôi còn có hai lợi thế khác.

Đầu tiên là các mức hợp đồng hoạt động tương đồng nhau. Chúng tôi không cần phải hoàn thành việc xác nhận việc phi tín nhiệm cho từng node, vì vậy nó sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ hai là, chúng ta có khả năng liên chuỗi. Hợp đồng của Phala đều có tính tương đồng và nó sẽ hợp tác với các giao thức bằng khả năng tương tác giữa các hợp đồng thông minh để thực hiện việc kết hợp và Phala còn có thể tương thích với nhiều phương pháp liên chuỗi nữa.

3. Phala Network khiến cho tôi rất quan tâm về TEE một ứng dụng công nghệ lưu trữ phi tập trung, đây quả thật là điều làm cho Phala trở nên độc đáo. bạn có thể giải thích điều gì mới và khác biệt về TEE trên Phala Network không?

Marvin

Có rất nhiều TEE-blockchain khác nhau, điều gì làm cho Phala trở nên đặc biệt?

Phala là một đám mây điện toán riêng. Điều này có nghĩa là nó cung cấp khả năng tính toán tổng quát ở quy mô “cloud” một cách công khai, với những thuộc tính bảo mật làm cơ sở – tức là các giao dịch của người dùng không được tiết lộ công khai.

Nó kết hợp một mạng p2p gồm phần cứng + phần mềm máy tính với một blockchain cần thiết cho an ninh và các lệnh bổ sung. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động máy tính trên Phala đều phi tín nhiệm ngay cả khi không có blockchain, có nghĩa là không có người điều hành tập trung hoặc bộ điều khiển dữ liệu, nhưng vẫn đảm bảo khả năng mở rộng (thông lượng) tương tự như cơ sở hạ tầng máy chủ tập trung.

Bạn có thể chạy các chương trình tùy ý trên Phala, cả chương trình tự trị như hợp đồng thông minh hoặc chỉ là các đoạn mã “regular” có thể được cập nhật và duy trì sau khi nó được phát hành trên mạng lưới.

https://medium.com/phala-network/phala-transparent-and-private-global-computation-cloud-2d80c70ad1e9

Do đó Phala có thể chứa bất kỳ loại chương trình nào, là những gì tinh túy nhất của Web2 và Web3. Nó mang lại sự đổi mới đáng kể cho cả hai, vì nó mang lại sự riêng tư phi tín nhiệm cho các ứng dụng tập trung hoặc khả năng mở rộng các đám mây lưu trữ công khai và quyền riêng tư cần thiết cho DApp. Nhưng còn có một khía cạnh thứ ba đối với Phala: nó tạo ra một cơ sở hạ tầng để trao đổi dữ liệu quy mô lớn giữa các bên không cần sự tin tưởng lẫn nhau.

4. Bạn có thể cho tôi biết về các đối tượng sử dụng Cloud không? Ngành nào có thể áp dụng nó? Ai cần sử dụng điện toán đám mây mà vẫn bảo đảm quyền riêng tư?

Marvin

Tôi nghĩ rằng trong tương lai gần, mọi người sẽ sử dụng Phala để bảo vệ quyền riêng tư của họ giống như phiên bản dự án SOLID, một dự án mới khá thú vị do Giáo sư Tim Berners-Lee, người phát minh ra World Wide Web, đứng đầu. Dự án nhằm mục đích thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của các ứng dụng Web ngày nay, giúp cho quyền sở hữu dữ liệu thực sự cũng như cải thiện quyền riêng tư.

Phương tiện đầu tiên là các dịch vụ Internet cung cấp các hộp dữ liệu thích hợp để bảo vệ dữ liệu của người dùng. Người dùng nên có quyền tự do lựa chọn nơi lưu trữ dữ liệu của họ và ai là người được phép truy cập dữ liệu đó. Bằng cách tách nội dung khỏi chính ứng dụng, người dùng hiện nay có thể làm như vậy.

Sau đó, các ứng dụng được tách ra khỏi dữ liệu do chúng tạo ra, người dùng sẽ có thể tránh bị nhà cung cấp khóa dữ liệu của mình, có thể chuyển đổi các dữ liệu cá nhân liền mạch giữa các ứng dụng và máy chủ lưu trữ mà không mất bất kỳ dữ liệu hoặc kết nối xã hội nào.

Sau đó, chúng ta nên sử dụng lại dữ liệu hiện có. Các nhà phát triển sẽ có thể dễ dàng đổi mới bằng cách tạo ra các ứng dụng mới hoặc cải thiện ứng dụng hiện tại, trong khi tất cả sẽ sử dụng lại dữ liệu hiện có do các ứng dụng khác tạo ra.

Chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp một công cụ phân tích với chi phí truy cập thấp mà trải nghiệm tương tự như Google Analytics, có thể giúp các nhà phát triển và doanh nghiệp phân tích dữ liệu sản phẩm theo tiền đề bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và thậm chí bất kỳ ai mong muốn sự bảo mật. Bạn có thể sử dụng dữ liệu “long tail” để phân tích sau khi người dùng ủy quyền. Sản phẩm này là Web3 Analytics (sau đây gọi là W3A)

Chúng tôi thiết kế sản phẩm này từ góc độ quyền dữ liệu và cuối cùng đã hình thành nên ba điều sau:

  • Quyền sở hữu dữ liệu: Đảm bảo về mặt vật lý rằng quyền sở hữu dữ liệu chỉ thuộc về người dùng, thứ cối lõi ở đây là bảo vệ quyền riêng tư.
  • Sức mạnh tính toán dữ liệu: sức mạnh tính toán được thực thi bởi một hệ thống ủy quyền thông qua sự đảm bảo của blockchain, vì vậy nó thuộc về hợp đồng thông minh bí mật (mục đích của mạng Phala là chạy hợp đồng thông minh bí mật).
  • Quyền sử dụng dữ liệu: do hệ thống phân quyền lưu hành, người dùng ủy quyền cho nhà phát triển và bên thứ ba có thể sử dụng các phần được ủy quyền.

Trước khi có vô số dự án blockchain nói về việc có thể “phá vỡ các nơi chứa dữ liệu”, tôi đã từng nghe một vài dự án nói điều này rồi. Như mọi người có thể thấy, làm thế nào chúng ta đạt được nó?

  • Đầu tiên, W3A cung cấp SDK dành cho web và thiết bị di động: chủ sở hữu trang web có thể truy cập SDK W3A và triển khai mã hóa đầu cuối để báo cáo các trang web không sử dụng. Ở đây, có thể đảm bảo rằng khóa riêng tư thuộc sở hữu của người dùng và thiết bị khai thác TEE, nhà phát triển và chúng tôi đều không thể giải mã dữ liệu.
  • Thứ hai, quản lý dữ liệu người dùng phi tập trung: người dùng có thể ký khóa riêng, họ có thể vào bảng điều khiển W3A để quản lý dữ liệu và quyền truy cập của họ. Họ có thể xóa và tải xuống tất cả dữ liệu của mình
  • Thứ ba, đối với các bên thứ ba muốn sử dụng dữ liệu: họ có thể gửi dữ liệu đó dưới dạng hợp đồng thông minh bí mật của mạng Phala thông qua hợp đồng W3A được tạo mẫu hoặc với SQL tùy chỉnh. Các hợp đồng này sẽ truy vấn xem liệu người dùng đã hoàn thành ủy quyền với chữ ký khóa cá nhân hay chưa. Nếu ủy quyền được hoàn thành, chương trình phân tích này sẽ hoàn thành việc phân tích dữ liệu trong TEE và hiển thị dữ liệu kết quả cho nhà phát triển. Trong bước này, không ai có thể xem dữ liệu, nhưng toàn bộ quy trình và dữ liệu đều đáng tin cậy.

Chủ sở hữu APP chỉ cần nhúng một vài dòng mã vào ứng dụng hiện có. Hợp đồng bảo mật của chúng tôi sẽ hoàn thành tất cả các công việc còn lại. Nó đơn giản như việc tích hợp Google Analytics thôi. Chúng tôi sẽ cung cấp các ứng dụng quản lý dữ liệu cá nhân cho người dùng. Và nền tảng phân tích dữ liệu cho các nhà phát triển.

Thứ hai là phát triển DAPP không cần máy chủ trực tiếp trên blockchain. Phần này là khả năng của Phala như một parachain. Sự phát triển của bên thứ ba không nhất thiết phải xây trên Phala, nhưng có thể phát triển dapp hoặc defi trên các blockchain kết hợp và sử dụng sức mạnh tính toán riêng tư mà họ cần.

Ví dụ: một nhà phát triển cần phát triển một dapp và cần sử dụng các hợp đồng thông minh giống Ethereum, hợp đồng thông minh bí mật và lưu trữ phi tập trung sau khi mã hóa dữ liệu cá nhân. Nó có thể được phát triển trên bất kỳ blockchain nào và họ cũng có thể dễ dàng gọi giao thức Phala. Để hoàn thành nhiệm vụ blackbox off-chain.

5. Các ứng dụng DeFi của hiện tại bị giới hạn về các đối tượng sử dụng mà chúng có thể phục vụ. Làm cách nào để PHALA mở ra tiềm năng mà một nền tảng có thể cung cấp thông qua các giao thức của nó? Họ đã mang đến những cải tiến gì để trở thành một dự án được công nhận trong thế giới blockchain?

Marvin

Phala có một ý tưởng đó là tạo ra một hệ thống dữ liệu tốt hơn cho web 2.0, đó là:

  • Giao thức bí mật và sức mạnh tính toán của Phala.
  • Được sử dụng bởi Ethreaum, Libra, EOS và các nhà phát triển blockchain công khai khác. Để cung cấp nó, chúng tôi cũng cần một cầu nối với Libra (do chúng tôi phát triển), cầu nối EOS (đó là rainbow bridege, được phát triển bởi Bifrost,) cũng như các blockchains hợp đồng thông minh trên Polkadot, như Darwinia, Plasm và Edgeware.
  • Lưu trữ dữ liệu là rất cần thiết. Ví dụ: cầu nối Filecoin hoặc giao thức dữ liệu của bên thứ ba khác cũng có thể đạt được chức năng này.
  • Để sử dụng giao thức của bên thứ ba, để chi trả cho việc sử dụng giao thức, cần phải có stable coin và cơ sở hạ tầng DeFi.

Giả sử rằng bạn sẽ phát triển một hợp đồng DeFi trong một chức năng bảo mật, khí đó tôi sẽ đề xuất với bạn những điều sau:

  • Sử dụng Moonbeam/Acala làm mạng chính
  • Gọi giao thức xây dựng trên Bifrost/Stafi
  • Phát triển các chức năng bảo mật bằng hợp đồng bí mật của Phala

Với những điều trên, sẽ giúp cho chi phí trở nên rất thấp, bạn có thể đạt được sự đổi mới của ứng dụng và có được khả năng kết hợp mà các hệ sinh thái khác không có.

Và trên thực tế, chúng tôi đã công bố bản demo liên chuỗi đầu tiên hợp tác phát triển cùng với Acala vào tháng 12 năm ngoái. Bản demo cho thấy người dùng có thể chuyển tài sản Defi từ Acala sang ví riêng của Phala thông qua XCM, người dùng cũng có thể chuyển tài sản từ mạng Phala sang Acala trong môi trường riêng tư.

Tôi tin rằng với việc hoàn tất phiên đấu giá slot parachain trên Kusama & Polkadot,  Phala và các dự án khác sẽ có nhiều khả năng hợp tác hơn, giá trị của token PHA cũng sẽ được cải thiện.

Trong phần live question, Marvin Tong đã giải đáp những câu hỏi nhanh từ cộng đồng

1. Việc bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng đã trở thành một vấn đề mà nhiều công ty / dự án phải đối mặt trong quá trình phát triển của họ. Bạn có thể giải thích tầm nhìn của bạn về khái niệm Bảo mật được không?

Marvin

Tôi nghĩ có bốn tiêu chí về“freedom” cần được giải quyết:

  • Quyền riêng tư về tài chính.
  • Quyền riêng tư dữ liệu.
  • Quyền riêng tư về ngôn luận.
  • Quyền không bị giám sát trong thế giới thực.

Trong thời đại dữ liệu, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển bùng nổ của dữ liệu, nhưng việc bảo quản dữ liệu hoàn toàn phụ thuộc vào tín dụng của các công ty lớn. Lý do đằng sau đó là dữ liệu quá dễ bị sao chép và người dùng không thể giữ nó đúng cách.

Đây là một trường hợp dưới góc độ quyền riêng tư cá nhân, và vẫn có một kịch bản kinh doanh lớn, trong đó bí mật của các công ty và doanh nghiệp không được bảo vệ về việc chuyển dữ liệu kinh doanh. Tôi sẽ không chia sẻ vấn đê đó ở đây.

Có người sẽ nói là: Đổi lại cũnglà phần thưởng thôi mà, tôi không lưu số liệu thì làm sao anh ấy có thể cho tôi phục vụ tốt hơn?

Nếu không có công nghệ này trên thế giới, thì đây là một vấn đề về đạo đức; Nếu có một công nghệ như vậy trên thế giới này, thì đây không phải là một vấn đề, mà là một nhu cầu: nhu cầu như vậy xảy ra là thứ mà giao thức Phala giải quyết tốt nhất, liên quan đến các kịch bản tính toán và trao đổi dữ liệu nhạy cảm.

2. Tất cả các token của các dự án đều có tiện ích và đối tượng sử dụng ngoài đời thực! Vì vậy, bạn có thể cho chúng tôi biết vai trò chính token của bạn trong hệ sinh thái là gì không? Hãy giải thích về Tiện ích cũng như Công dụng trong cuộc sống thực? Và tại sao tôi nên đầu tư dài hạn vào đồng tiền của bạn?

Marvin

PHA được sử dụng để thanh toán các tài nguyên của máy tính cá nhân.

  • Tài nguyên máy tính đáng tin cậy: Sức mạnh tính toán đáng tin cậy, lưu trữ trạng thái trên chuỗi và lưu trữ ngoài chuỗi đều được PHA thanh toán bằng CẢ hệ sinh thái stake và phí gas.
  • Thanh toán dịch vụ quyền riêng tư: Thanh toán dịch vụ cho các ứng dụng quyền riêng tư trong hệ sinh thái Phala, chẳng hạn như giao dịch quyền riêng tư qua XCMP với giao thức Polkadot DeFi khác hoặc sử dụng Web3 Analytics để tạo hệ thống thu thập và giao dịch dữ liệu.

Vì vậy, tôi nghĩ nó khá chắc chắn đối với tôi, đó là một tiện ích thực tế vì lợi ích của hệ sinh thái.

3. Bạn là dự án toàn cầu hay dự án địa phương? Có phải mọi nơi mọi lúc và mọi đối tượng đều có thể sử dụng dự án của bạn mà không có bất kỳ hạn chế nào không?

Marvin

Phala là một dự án toàn cầu, chúng tôi có hơn 30.000 thành viên trong nhóm telegram và hơn 20.000 người theo dõi twitter của chúng tôi: https://twitter.com/PhalaNetwork

Nhân tiện, Chào mừng đến với nhóm Phala Việt Nam: https://t.me/phalanetworkvietnam

4. Cộng đồng quan trọng như thế nào đối với bạn? Và chúng tôi có thể cộng tác hoặc giúp đỡ bạn như thế nào để phát triển dự án?

Marvin

Cộng đồng rất quan trọng đối với Phala, Phala là một dự án do cộng đồng điều hành và quản lý!

AMA#5 Recap || PolkaWarriors x Phala Network

Mọi người đều có thể đóng góp cho Phala bằng cách: cung cấp CPU trên TEE (Khai thác) hoặc sử dụng PHA để bỏ phiếu và đề cử hệ thống stake

welcome to read our 2020 report for community :https://medium.com/phala-network/phala-community-roundup-2020-74d57c112ed7

5. Sự công bằng và minh bạch của Phala Network là gì? Công nghệ nào của Phala Network giúp đảm bảo công bằng và minh bạch cho người dùng?

Marvin

Phala có hai lợi thế so với các blockchain cá nhân khác

  • Đầu tiên là hợp đồng tương đồng . Chúng tôi không cần phải hoàn thành việc xác nhận phi tín nhiệm với mỗi node, vì vậy nó có hiệu quả cao.
  • Thứ hai là, chúng tôi có khả năng liên chuỗi. Hợp đồng Phala làcó tính tương đồng và nó phải hợp tác với giao thức để tương tác giữa các hợp đồng thông minh nhằm thực hiện khả năng kết hợp và chúng tôi Tương thích với nhiều phương pháp chuỗi chéo.

Phala là một mạng kết hợp với một mạng chính và phần cứng phi tín nhiệm và nhằm mục đích trở thành một parachain của Polkadot trong tương lai.

Hợp đồng được thực hiện song song trên các node đáng tin cậy và các nhà phát triển triển khai các cầu nối và Dapp dưới dạng hợp đồng trên mạng. Trong số này, mạng chính cung cấp nền tảng của chuỗi chéo và hợp đồng chéo, các thợ đào cung cấp sức mạnh tính toán, cầu nối giúp việc giao tiếp với chuỗi khối bên ngoài trở thành hiện thực.

Nói một cách dễ hiểu —— Phala là người duy nhất có thể giao tiếp trực tiếp với các blockchain khác và cung cấp dịch vụ cấp hợp đồng cho các blockchains khác với chi phí phát triển rất thấp!

Đọc thêm bài viết về Phala Network tại đây

Phala Network: Giải pháp bảo mật dữ liệu trên blockchain

Phala Network Community

Website | Twitter | Medium | Telegram 

Polka.Warriors Community

Website | ? Tele ANN | ? Tele Chat | ? Twitter | ? Discord  | ? Facebook

Tác giả

Theo dõi Syndicator tại

phaPHALA
$ 0.277000
Issue Price
Block Explorer
Website
Twitter
Whitepaper

Token Release