Manta Network

Issue Price
Block Explorer
Website
Twitter
Whitepaper

Token Release

AMA#13 Recap || PolkaWarriors x Manta Network

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Vào tối ngày 05/04, Manta Network đã cùng với PolkaWarriors tổ chức một buổi AMA cùng cộng đồng để giới thiệu, giải đáp các thắc mắc cho cộng đồng các vấn đề liên quan đến công nghệ ẩn danh và giải pháp tương tác ẩn danh cho Defi.

Manta là một giao thức mã nguồn mở tiện dụng và bảo mật được xây dựng trên nền tảng Substrate của Polkadot. Manta sử dụng zk-SNARK để cung cấp ẩn danh ngang hàng, thông lượng cao và khả năng tương tác chuỗi chéo tối ưu (hỗ trợ Polkadot cũng như các đơn vị tiền mã hoá trong hệ thống parachain của Polkadot, đặc biệt là Stable Coin). Nó bao gồm một giao thức thanh toán và trao đổi ẩn danh phi tập trung, hệ thống cho vay ẩn danh cũng phi tập trung và giao thức tài sản tổng hợp đang được xây dựng và sẽ cho ra mắt trong tương lai.

Buổi AMA được tổ chức trên Telegram của PolkaWarriors, với sự góp mặt của Kenny Li – COO & Co-founder Manta Network. Nhiều câu hỏi thú vị đã được đặt ra cho dự án với các chủ đề như: Sản phẩm đang xây dựng, tiến độ và những chiến lượt sắp tới của dự án. Buổi AMA đã diễn ra thành công tốt đẹp, nhiều câu hỏi đã được đặt ra và được Kenny Li giải đáp.

Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi và trả lời nổi bật trong buổi AMA.

1. Bằng cách nào mà cơ chế swap của Manta Network (từ đơn vị tiền mã hoá ẩn danh -> đơn vị tiền mã hóa công khai -> đơn vị tiền mã hoá ẩn danh) lại có thể làm giảm đi thời gian giao dịch trung bình của giao dịch khi mà tài sản mã hoá lại phải chuyển đổi đến 2 lần ?

Kenny Li:

Giải thích: quá trình giao dịch/ chuyển đổi được hoàn thành trong 3 phần:

  • In (chuyển đổi từ đơn vị tiền mã hoá công khai sang đơn vị tiền mã hoá ẩn danh có giá trị tương đương)
  • Giao dịch/ chuyển đổi (gửi đi token ẩn danh hoặc chuyển đổi sang token ẩn danh khác)
  • Nhận (chuyển đổi từ token ẩn danh sang token công khai)

Quá trình này sẽ là từ công khai -> ẩn danh -> công khai, thay vì từ ẩn danh -> công khai -> ẩn danh

Điều này có nghĩa là người dùng có thể sử dụng một lượng token công khai để in ra một lượng token ẩn danh tương đương và sau đó tiếp tục giao dịch bằng lượng token ẩn danh này. Ví dụ như: Người dùng Ana có 10 DOT, cô ấy có thể làm cho nó ẩn danh bằng cách chuyển đổi nó từ 10 DOT sang 10 DOT ẩn danh (pDOT). Ana sau đó sẽ gửi 8 pDOT cho Bill, giữ lại 2 pDOT để sử dụng sau này. Bill bây giờ đã có 8 pDOT nhưng anh ấy không bắt buộc phải rút ngay thành DOT bình thường mà thay vào đó anh ấy có thể giữ 8 pDOT này lại để sử dụng cho những mục đích trong tương lai. Ví dụ như trả cho Sally 3 pDOT và sau đó chuyển đổi 5 pDOT sang 0.5 pBTC.

Chúng tôi nhận thấy rằng không phải người dùng nào cũng sẽ chuyển đổi token ẩn danh sang token công khai ngay lập tức. Vì vậy thời gian giao dịch sẽ không bị ảnh hưởng bởi quá trình in token ẩn danh hay quá trình nhận token công khai từ token ẩn danh cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến thời gian giao dịch, bởi vì người dùng có thể giữ phiên bản ẩn danh của token đó và tiếp tục sử dụng sau này.

Nói cách khác, chúng tôi thấy rằng đây không phải là 2 bước mà chỉ là 1 bước: người dùng sẽ chuyển đổi từ token công khai sang token ẩn danh. Và sau đó họ có thể sử dụng token ẩn danh àny cho giao dịch hoặc chuyển đổi mà không cần phải chuyển sang token công khai

2. Các bạn có cơ chế nào như mua lại hoặc đốt token để bình ổn sự cung/cầu của $MA để làm tăng giá trị của $MA không?

Kenny Li:

Có, Manta Network sẽ có một mô hình giảm phát đi kèm với nó là cơ chế đốt token. Hiện tại đang có tổng cộng 1 tỷ token của Manta — đây là tổng cung của $MA. Khi người dùng in ra token ẩn danh hoặc nhận token công khai, Manta sẽ thu phí 0.1% và 0.1% này sẽ được chuyển vào Quỹ, đây là Quỹ Mua Lại Token. Mỗi người dùng nắm giữ token của Manta sẽ được quyền truy cập vào một lượng token trong Quỹ Mua Lại này dựa vào số token mà họ nắm giữ. Để có thể trả phí thì người dùng bắt buộc phải đốt đi token Manta.

3. Những bản cập nhật tiếp theo sẽ bao gồm những gì ? Đâu là mục đích cuối cùng của dự án ? Liệu đây chỉ là một dự án đồn thổi hay là mọi người thật sự thích dự án này ?? Điều gì ở Manta Network sẽ làm cộng đồng chú ý đến ?

Kenny Li:

Mục đích cuối cùng của dự án đó chính là trở thành một giao thức ẩn danh tiện lợi và dễ dàng sử dụng cho blockchain và các dự án DeFi. Ý tưởng ban đầu rất đơn giản: Ví dụ, khi một ai đó muốn bán một cái áo thun trên mạng, mục đích chính của họ là ở việc bán áo thun. Họ không có kinh nghiệm trong việc xây dựng website. Thay vì học HTML, CSS, Javascript và PHP thì họ chỉ cần sử dụng một công cụ xây dựng website có thể giúp họ xây dựng website một cách nhanh chóng và tiện lợi như: Shopify, Wix, SquareSpace,v.v… Chúng tôi cũng muốn điều tương tự xảy ra nhưng là về sự riêng tư của người dùng.

Các dự án blockchain không cần phải xây dựng một đội ngũ chuyên ngành mã hoá để có thể tạo nên sự ẩn danh trên mạng lưới của họ. Các dự án đó chỉ cần sử dụng Manta Network, tích hợp nó vào mạng lưới và giao dịch token một cách ẩn danh, an toàn và riêng tư.

Nói về các bản cập nhật thì chúng tôi đều công bố mỗi tháng. Cột mốc tiếp theo của chúng tôi đó chính là hoàn thiện testnet và vận hành nó trên Rococo. Chúng tôi tin rằng điều này sẽ được hoàn thành chỉ trong một tháng. Chúng tôi cũng đã hoàn thành các bản mẫu và công bố nó như là cột mốc đầu tiên cho Sự tài trợ của Web3 Foundation. Phản hồi về nó rất tích cực.

4. Sự hợp tác và các mối quan hệ là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quá trình phát triển một dự án. Bạn có thể liệt kê cho chúng tôi danh sách những mối quan hệ đối tác, kế hoạch hợp tác cũng như mọi người sẽ nhận được gì từ sự hợp tác này không ?

Kenny Li:

Bạn có thể tìm thấy danh sách của những mối quan hệ đối tác đã được chúng tôi thông báo trên blog của chúng tôi tại: MantaNetwork.Medium.com. Hiện chúng tôi đang có 2 loại quan hệ đối tác:

  • Đối tác hệ sinh thái: Bởi vì Polkadot là một hệ sinh thái mới mẻ, hiện vẫn còn khá nhiều điều để cả tập thể có thể quyết định để định hướng tương lai của Polkadot theo cách tối đa hóa lợi ích của nó cho người dùng và các dự án. Chúng tôi hiện đang tìm kiếm các đối tác có thể giúp chúng tôi làm được điều này. Hiện chúng tôi đang làm việc với họ về những thứ như khả năng tương tác, khả năng kết hợp và các tiêu chuẩn token.
  • Đối tác mang lại lợi ích trực tiếp: Đây là những đối tác có thể ngay lập tức mang lại lợi ích cho người dùng của chúng tôi. Như một phần trong nhiệm vụ, chúng tôi cũng đang đưa ra một tập hợp những sản phẩm và dịch vụ như MantaSwap — Sàn giao dịch phi tập trung với cơ chế tạo ra thị trường một cách tự động và tập trung vào sự riêng tư. Để giúp nó có thêm giá trị, chúng tôi đã hợp tác với Tidal để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho các nhà cung cấp thanh khoản của chúng tôi, điều này cũng mang lại nhiều giá trị cho họ.

5. Kế hoạch trong 5 đến 10 năm tiếp theo của các bạn là gì?

Kenny Li:

Chúng tôi tin rằng quyền riêng tư cần phải có khả năng mở rộng và dễ thực hiện để mở rộng khả năng sử dụng và gia tăng sự hữu ích của blockchain. Quyền riêng tư là một vấn đề mà mọi người đều phải đối mặt trên chuỗi và chúng tôi biết rằng mọi người đang rất quan tâm về nó. Khi chúng tôi thực hiện một nghiên cứu với 400 người trả lời trong thị trường tiền mã hoá (người có ảnh hưởng đến công chúng, quỹ, nhà giao dịch, v.v.), khoảng 75% trong số họ nói rằng họ đã do dự hoặc hoàn toàn tránh thực hiện giao dịch trong quá khứ do lo ngại về quyền riêng tư. Với sự thịnh hành của blockchain ngày một lớn, những lo ngại về quyền riêng tư đó sẽ trở thành những vấn đề lớn hơn rất rất nhiều.

Hiện nay, Tesla đang bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Trong tương lai, chúng tôi tin rằng các loại giao dịch như thế này sẽ ngày càng được nhiều công ty khác chấp nhận hơn và với giao dịch B2B được tích hợp. Nhưng nếu như không có một lớp ẩn danh trong nó thì tất cả các giao dịch sẽ bị công khai. Trên mức độ B2B, điều này có nghĩa rằng tất cả các giao dịch đều có khả năng bị phá hoại và lạm dụng. Chúng tôi tin rằng một giải pháp bảo mật dễ sử dụng sẽ là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công cho các dự án blockchain, vì thế, nó rất cần thiết. Và đó là lý do tại sao chúng tôi xây dựng nên Manta Network.

Trong phần live question, Kenny Li đã giải đáp những câu hỏi nhanh từ cộng đồng

1. Đối với bạn Defi có phải là bong bóng không? Nếu có thì làm thế nào để Manta tránh khỏi việc vỡ bong bóng?

Kenny Li:

Tôi không biết rằng liệu DeFi có phải là bong bóng hay không nhưng cốt lõi của Manta là một dự án ẩn danh giúp bổ trợ các dự án DeFi thông qua sự riêng tư tiện lợi và có thể được nhân rộng. Sự riêng tư hiện đang là một vấn đề lớn trong lĩnh vực blockchain — Khi chúng tôi thực hiện một nghiên cứu với 400 người trả lời trong thị trường tiền mã hoá (người có ảnh hưởng đến công chúng, quỹ, nhà giao dịch, v.v.), khoảng 75% trong số họ nói rằng họ đã do dự hoặc hoàn toàn tránh thực hiện giao dịch trong quá khứ do lo ngại về quyền riêng tư. Cho nên rằng kể cả là DeFi, NFTs hay quản trị và sự riêng tư đều là vấn đề lớn. Vì thế, Manta Network không phải một dự án chỉ ăn theo DeFi — nó là một dự án sẽ là tiền đề cho sự phát triển của blockchain

2. Khi bạn xây dựng dự án của mình, bạn có để ý đến feedback và nhu cầu của cộng đồng không? Vai trò của cộng đồng đối với dự án của bạn là gì?

Kenny Li:

Phản hồi của cộng đồng là một phần quan trọng trong dự án của chúng tôi. Token của chúng tôi cũng cho phép quản trị. Những thứ như chi phí, token mới và cặp giao dịch, tất cả sẽ do cộng đồng quyết định.

3. Bạn làm cách nào để giữ nền tảng của mình an toàn cho các nhà đầu tư và nền tảng của bạn có được bảo vệ khỏi hackers không? Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu có một cuộc tấn công vào nền tảng của bạn, đặc biệt là vào dữ liệu cá nhân của người dùng nền tảng? Nền tảng của bạn đã sẵn sàng cho việc này chưa?

Kenny Li:

Đó là một câu hỏi khá hay và cũng khá khó để trả lời. Chống lại hacker giống như một trò chơi bóng đá, trong đó dự án là thủ môn và mọi hacker đều là một cầu thủ của đội đối diện. Công việc của thủ môn rất vất vả: cản phá mọi đường bóng. Công việc của hacker rất dễ dàng: tiếp tục đá quả bóng cho đến khi một quả vào được.

Chúng tôi đã thấy rất nhiều dự án DeFi bị tấn công gần đây. Các nhóm thanh khoản là mục tiêu sinh lợi của tin tặc và các dự án — bất kể quy mô, danh tiếng hay giai đoạn phát triển — đã được nhắm mục tiêu và một số đã được khai thác thành công.

Chúng tôi đang lên kế hoạch giảm thiểu điều này. Bảo mật là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trước khi ra mắt MainNet. Ngoài tiền thưởng lỗi, chúng tôi cũng sẽ tiến hành kiểm tra bảo mật thông qua các dịch vụ chuyên nghiệp. Chúng tôi cũng đang làm việc với các đối tác như Tidal để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho nhóm thanh khoản của chúng tôi, để trang trải cho các sự kiện trong trường hợp có điều gì đó xảy ra (hy vọng là không bao giờ).

4. Đại sứ đóng vai trò rất quan trọng trong mọi dự án, bạn có chương trình đại sứ không? Nếu có, làm thế nào tôi có thể tham gia?

Kenny Li:

Chúng tôi hiện không có chương trình đại sứ, nhưng sẽ sớm thôi — theo dõi kênh Telegram của chúng tôi tại @MantaNetworkOfficial để không bỏ lỡ tin tức

5. Tại sao bạn chọn mạng Polkadot? Những lợi ích cho dự án của bạn là gì? Bạn có dự định khởi chạy mainet của mình hoặc chuyển sang các blockchain khác trong tương lai không?

Kenny Li:

Tôi thực sự vừa mới trả lời điều này trong một câu hỏi trên reddit …

Là một chuỗi dựa trên hợp đồng thông minh (ví dụ: ETH), có chi phí tính toán. Ví dụ: trên Ethereum, tất cả các ứng dụng phi tập trung đều được xây dựng trên Solidity, nằm trên máy ảo Ethereum (EVM). Bản thân EVM đảm nhận tải tính toán và chia sẻ nó trên các dapp khác. Việc chia sẻ TPS đó trên nhiều ứng dụng sẽ trở nên rất khó chịu, đặc biệt là trong hệ thống PoW. Nó giống như việc một máy tính chạy nhiều trò chơi điện tử: ngay cả với GPU cao cấp nhất, bạn sẽ bắt đầu gặp hiện tượng lag nếu bạn có RDR2, Cyberpunk, GTA5 và Assassin’s Creed chạy đồng thời ở độ phân giải 4K và đồ họa cực cao. Ngay cả khi có PoS và lớp hợp đồng thông minh ở trên, điều đó chỉ có nghĩa là có nhiều TPS hơn (tương tự, một card đồ họa mạnh hơn), nhưng vào cuối ngày, TPS vẫn được chia sẻ trên toàn bộ hệ sinh thái. Vì vậy, về mặt lý thuyết, cho dù bạn có 10 TPS hay 10.000 TPS, miễn là các ứng dụng thành công tiếp tục được xây dựng, chúng sẽ tranh giành các khối.

Tôi nghĩ Polkadot đã nhận ra điều này và thay vào đó đã đi theo con đường của Parachains. Họ đã cung cấp cho chúng tôi khung Substrate để làm việc – Polkadot chính nó được xây dựng trên Substrate. Ý tưởng ở đây là, thay vì xây dựng như một hợp đồng thông minh trên một chuỗi có TPS hạn chế (tuy nhiên có thể cao), các dự án có thể chỉ là chuỗi của riêng chúng và kết nối với hệ sinh thái Polkadot để có khả năng tương tác. Vì vậy, vẫn có giao tiếp đó (sử dụng những thứ như XCMP của Polkadot), nhưng mỗi dự án có thể xây dựng mạng riêng và mỗi mạng có thể có trình xác thực riêng và hoạt động như một chuỗi độc lập của riêng nó. Chuyển trở lại sự tương tự về trò chơi, giờ đây mọi trò chơi đều có thể chạy trên GPU của riêng nó và được kết nối qua Internet để các bạn có thể giao tiếp với nhau (ví dụ: thông qua Discord).

Có, trong trường hợp bạn đang thắc mắc, một dự án dựa trên Substrate có thể là blockchain của riêng nó mà không cần cắm vào phần còn lại của hệ sinh thái Polkadot. Nhưng bạn mất đi lợi ích của khả năng tương tác dễ dàng.

Chúng tôi có kế hoạch khai trương mạng lưới chính của mình vào quý 4 và cũng có được một parachain Kusama. Không có kế hoạch cho các chuỗi khác vào lúc này.

Đọc thêm bài viết về Manta Network tại đây:

Manta Network: Giải pháp tương tác ẩn danh cho Defi

Manta Network Community

Website | Twitter | Medium | Telegram

Polka.Warriors Community

🌐 Website | 📣 Tele ANN | 📣 Tele Chat | 📣 Twitter | 📣 Discord  | 📣 Facebook

Tác giả

Theo dõi Syndicator tại

Manta Network

Issue Price
Block Explorer
Website
Twitter
Whitepaper

Token Release