9 cách để bảo vệ tài sản kỹ thuật số của bạn

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
9 cách để bảo vệ tài sản kỹ thuật số của bạn

9 cách để bảo vệ tài sản kỹ thuật số của bạn.
Dưới đây là các cách bạn nên thực hiện để đảm bảo các khoản đầu tư của mình nằm trong quyền sở hữu và dưới sự kiểm soát của bạn. Mỗi bước sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở dưới.

  1. Không sử dụng ví sàn để lưu trữ ‘khóa’ của bạn.
  2. Sử dụng mật khẩu mạnh và khác nhau.
  3. Không truy cập tài khoản của bạn trên máy tính hoặc mạng công cộng.
  4. Thiết lập ‘xác thực hai yếu tố’ (2FA) và nhiều chữ ký.
  5. Không giữ tất cả tài sản ở một nơi.
  6. Bảo vệ thẻ SIM điện thoại di động của bạn.
  7. Biết cách xác định trò lừa đảo.
  8. Luôn kiểm tra kỹ địa chỉ ví.
  9. Không cởi mở nói về các khoản đầu tư của bạn.

Không sử dụng ví sàn để lưu trữ ‘khóa’ của bạn

Việc hack sàn xảy ra thường xuyên, vì vậy tốt nhất là giữ phần lớn tiền điện tử của bạn trong một ví an toàn mà không liên kết với các sàn bạn sử dụng để giao dịch. Luôn luôn tìm hiểu ví và công ty tạo ra nó trước khi bạn tải hoặc mua nó.

Sử dụng mật khẩu mạnh và khác nhau

Mật khẩu mạnh chứa nhiều loại ký tự bao gồm cả chữ thường và chữ in hoa, số và ký tự đặc biệt. Mật khẩu mạnh nhất giống một chỗi ký tự bí mật không chứa bất kỳ từ có nghĩa nào. Không sử dụng cùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản nếu không các tài khoản đó sẽ dễ bị xâm hại nếu một tài khoản bị xâm phạm.
Không bao giờ giữ mật khẩu của bạn theo kiểu lưu trong một ứng dụng hoặc phần mềm như Google Passwords hoặc iCloud Keychain. Nếu bạn khó nhớ tất cả các mật khẩu khác nhau, hãy ghi ra giấy và lưu trữ chúng ở nơi an toàn.

Không truy cập tài khoản của bạn trên máy tính hoặc mạng công cộng

Gửi thông tin nhạy cảm qua một mạng không bảo mật hoặc công khai có thể lộ thông tin đó cho các tin tặc tìm thấy. Giữ dữ liệu của bạn an toàn bằng cách chỉ sử dụng các thiết bị cá nhân và mạng wifi mà bạn biết sẽ an toàn để di chuyển tiền điện tử của mình.
Ngoài việc chỉ truy cập tài khoản tiền điện tử của bạn trên một máy tính và mạng đáng tin cậy, hãy luôn truy cập trang web bằng cách nhập đường dẫn URL của nó trực tiếp vào trình duyệt internet của bạn chứ không phải bằng cách nhấp vào một liên kết, ngay cả khi nó được liệt kê là kết quả tìm kiếm của Google. Kiểm tra kỹ xem rằng ‘https‘ được hiển thị trước đường dẫn URL mỗi khi đăng nhập để đảm bảo trang web đó an toàn.

Thiết lập ‘xác thực hai yếu tố’ (2FA) và nhiều chữ ký

Xác thực hai yếu tố (2FA) là điều bắt buộc để bảo vệ bất kỳ tài khoản nào giữ tiền hoặc thông tin trên thẻ tín dụng và ví tiền điện tử của bạn. Sử dụng ứng dụng 2FA như Authy hoặc Google Authenticator sẽ an toàn hơn so với sử dụng quy trình 2FA bao gồm tin nhắn văn bản SMS vì chúng có thể bị giả mạo hoặc hack.
Tương tự như 2FA, việc bật nhiều chữ ký yêu cầu nhiều hơn một ‘khóa riêng’ (Private key) để hoàn thành giao dịch tiền điện tử. Nó khác với 2FA, tuy nhiên, bạn có thể phải tin tưởng người khác để bảo vệ các ‘khóa riêng’ thứ cấp của bạn.

Không giữ tất cả tài sản của bạn ở một nơi

Một lượng lớn tiền điện tử nên được giữ ngoại tuyến (còn được gọi là ‘lưu trữ lạnh’), đặc biệt nếu bạn không có kế hoạch giao dịch thường xuyên. Số lượng nhỏ hơn có thể được giữ trên sàn hoặc ví di động nếu bạn giao dịch thường xuyên. Sử dụng kết hợp nhiều loại ví khác nhau là cách tốt nhất để đảm bảo bạn không mất tất cả số tiền của mình nếu một ví bị xâm phạm.

Bảo vệ thẻ SIM điện thoại di động của bạn

Việc kích SIM (còn được gọi là đổi SIM) đang gia tăng và nhiều nhà đầu tư tiền điện tử sử dụng ví di động đã là những nạn nhân của loại hình trộm cắp này.
Kẻ trộm có quyền truy cập vào số điện thoại của một người bằng cách liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ di động và mạo danh khách hàng, sau đó dùng cách cung cấp thông tin nhận dạng chủ sở hữu bị đánh cắp để chuyển số điện thoại sang thẻ SIM mới. Chủ sở hữu hợp pháp của số điện thoại đó sau đó bị khóa và không thể thực hiện hoặc nhận các cuộc điện thoại hay truy cập các tài khoản khác được lưu trên điện thoại, chẳng hạn như email.
Để tránh bị tấn công bởi các trình kích SIM, hãy thiết lập mã PIN với nhà cung cấp dịch vụ di động để thực hiện việc thay đổi thông tin cho tài khoản và tạo email dự phòng cho các tài khoản quan trọng. Không bao giờ truy cập email thứ cấp từ điện thoại của bạn.
Bởi vì kích SIM đôi khi là kết quả của một việc làm bên trong, ngay cả những tài khoản an toàn nhất cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc kích SIM. Nhận thức được kích SIM là gì và cách nhận biết khi nào nó xảy ra với bạn rất quan trọng để bạn có thể khôi phục số điện thoại và tài khoản của mình nhanh nhất có thể và hy vọng giảm thiểu tổn thất.

Biết cách xác định trò lừa đảo

Phishing vẫn là một loại lừa đảo qua email và phương tiện truyền thông xã hội phổ biến, xảy ra khi ai đó giả vờ có lý do chính đáng để liên hệ với bạn và hỏi thông tin tài khoản hoặc cung cấp cho bạn một liên kết để nhấp, đưa bạn đến một nơi giả mạo trông giống với trang Web chính thức và yêu cầu bạn đăng nhập.
Nhân viên làm việc cho một sàn, ví, mạng truyền thông xã hội hoặc bất kỳ công ty nào khác sẽ không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp thông tin tài khoản hoặc mật khẩu của bạn. Khi được liên hệ bởi dịch vụ khách hàng hoặc bộ phận hỗ trợ kỹ thuật, hãy luôn đảm bảo rằng bạn đang nói chuyện với một nhân viên chính thống chứ không phải là bot hay người giả vờ là nhân viên. Không bao giờ nhấp vào liên kết được gửi từ bất kỳ ai có thể mạo danh nhân viên.

Luôn kiểm tra kỹ địa chỉ ví

Khi gửi tiền điện tử từ ví, hãy đảm bảo rằng địa chỉ ví mà bạn sử dụng là chính xác. Nếu ví của bạn có ‘danh sách trắng’ (whitelist), bạn có thể xem xét sử dụng nó để tránh vô tình sử dụng sai địa chỉ.
Sao chép (copy) và dán (paste) địa chỉ ví cũng có thể không chắc chắn. Phần mềm độc hại có thể thay đổi ngầm nội dung Copy thành một địa chỉ khác. Nếu bạn cần copy và dán, hãy kiểm tra kỹ xem địa chỉ bạn đã dán có giống với địa chỉ mà bạn đã copy trước khi thực hiện giao dịch không.

Không cởi mở nói về các khoản đầu tư của bạn

Đặc biệt tránh đề cập đến tài sản của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội. Làm như vậy có thể khiến bạn trở thành mục tiêu của tin tặc và những tên tội phạm khác đang tìm kiếm nạn nhân tiếp theo. Ngay cả khi bạn trở thành một ‘cá voi’ (whale), thì tốt nhất là bạn gây ấn tượng rằng sẽ phí thời gian và công sức để xâm nhập vào chúng.

Biên dịch: Lamek – Nguồn: Altcoin Magazine
Thảo luận với chúng tôi tại:
Telegram Channel: 
https://t.me/Syndicator_Official
Telegram Chat: 
https://t.me/Syndicator_Community
Facebook: 
https://www.facebook.com/Syndicator.Official

Tác giả

Theo dõi Syndicator tại