Bitcoin và Libra – sự khác biệt giữa hai loại tiền điện tử

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Bitcoin và Libra - sự khác biệt giữa hai loại tiền điện tử

Sự khác biệt giữa Bitcoin và Libra? Hai loại tiền điện tử này có điểm gì khác nhau? Hãy cùng Syndicator tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Công ty truyền thông xã hội Facebook đã buộc phải bảo vệ dự án của mình ở Capitol Hill, giữa những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu và khả năng sử dụng tiền điện tử cho các hoạt động bất hợp pháp, trong khi G-7 ( là tập hợp bảy nước kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới bao gồm: Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Anh, Nhật và Cannada) đã cảnh báo rằng nó có rủi ro pháp lý nghiêm trọng.

Libra đã được thử nghiệm trên một số hệ thống tiền tệ cho thời đại kỹ thuật số và chắc chắn rằng nó đã được so sánh với nhiều loại tiền điện tử phổ biến, đặc biệt là bitcoin. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã đặt câu hỏi liệu Libra có thể được gọi là tiền điện tử hay không.

Khác với việc cả hai đều đi kèm với một whitepaper và được xem là tiền điện tử, tuy nhiên Libra và Bitcoin thực sự rất khác nhau. Dưới đây chỉ ra một số sự khác biệt chính giữa hai đồng tiền điện tử này.

Công nghệ khác nhau

Với bitcoin, các giao dịch được ghi lại ẩn danh trên một sổ cái công khai được gọi là blockchain. Nó về cơ bản là một cơ sở dữ liệu được duy trì bởi một mạng máy tính, trên đó các giao dịch được bảo mật mà hầu như không thể bị giả mạo và xâm nhập.

Libra cũng sử dụng một hình thức blockchain hay công nghệ sổ cái phân tán. Nhưng không giống như bitcoin, blockchain của Libra được cho phép – ít nhất là bây giờ – có nghĩa là các giao dịch chỉ có thể được thêm vào nó bởi một nhóm của bên thứ 3 đáng tin cậy, cho nên các cơ sở dữ liệu có thể được truy cập của bộ phận quản lý.

Đó là nơi mà Libra Association – một tập đoàn gồm các công ty có trụ sở tại Thụy Sĩ, bao gồm Visa và Uber tham gia. Mỗi tổ chức phi lợi nhuận, các thành viên của nhóm đã đầu tư tối thiểu 10 triệu đô la vào dự án này.

Ido Sadeh Man – người sáng lập và chủ tịch của Quỹ Saga, một công ty tiền điện tử, chủ tịch của JP Morgan Jacob Frenkel, nói: “Libra sẽ tạo ra một cấu trúc tập trung được quản lý bởi một “công ty” chưa được chọn bao gồm các tổ chức lớn đã tham gia mua cổ phần”.

Nó khác với mạng của bitcoin, có thể được truy cập và duy trì bởi bất kỳ ai có đủ sức mạnh phần cứng và quyền truy cập vào internet.

“Tiền điện tử được xác định bởi vì nó không phụ thuộc vào các bên trung gian đáng tin cậy”, Peter Van Valkenburgh – giám đốc nghiên cứu tại trung tâm tư duy chính sách tiền điện tử của Coin Center, cho biết trong một bài đăng trên blog gần đây.

“Chúng tôi tin rằng Libra không phải là một loại tiền điện tử vì việc sử dụng sổ cái cấp quyền và sự phụ thuộc của nó vào một công ty phát hành bên thứ 3 để nắm giữ và quản lý một quỹ tài sản hỗ trợ tiền tệ.”

Mục đích sử dụng khác nhau

Whitepaper của Bitcoin mô tả tiền ảo là một hệ thống thanh toán ngang hàng, cho phép mọi người trao đổi tiền mà không cần thông qua ngân hàng.

Ngày nay, Bitcoin thường được sử dụng như một hình thức đầu tư, với thuật ngữ “HODL” là một cụm từ tiếng lóng phổ biến trong ngành để mô tả việc mua và đầu tư vào tiền điện tử trong dài hạn. Bây giờ, nó thường được gọi là “vàng kỹ thuật số”.

Mục đích chính của Libra là được sử dụng trong thanh toán xuyên biên giới và chuyển tiền. Đồng tiền này được gắn với một giá trị tiền tệ thật được chính phủ hỗ trợ cùng với các tài sản khác, để tránh sự biến động thường thấy trong các loại tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum.

Được nhiều người trong thế giới tiền điện tử gọi là “stablecoin”, Libra hướng đến việc duy trì và ổn định giá trị. David Marcus – giám đốc điều hành Facebook dẫn đầu sáng kiến blockchain, trước đây đã nói rằng nó sẽ hoạt động “giống như một loại tiền tệ truyền thống” hơn là một loại tiền điện tử.

“Bitcoin và Libra của Facebook đều đại diện cho các giai đoạn phát triển của tiền tệ nhưng theo những cách hoàn toàn khác nhau”, Charles Hayter – đồng sáng lập và CEO của nền tảng so sánh tiền kỹ thuật số CryptoCompare đã nói:

“Bitcoin là một public blockchain, phi tập trung hóa hoàn toàn, lạm phát và không ổn định. Libra là permissioned blockchain, tập trung hơn, chịu sự chi phối của cung – cầu và được chốt với các loại tiền tệ fiat.”

Ý của Hayter là sự “chi phối bởi cung và cầu” điều đó đồng nghĩa rằng Facebook và các công ty đối tác có thể điều chỉnh nguồn cung để phù hợp với số lượng tài sản dự trữ khác, duy trì giá cả ổn định ngay cả khi nhu cầu thay đổi.

Mặt khác, Bitcoin có nguồn cung cố định. Tổng số bitcoin sẽ được phát hành với “giới hạn cứng” ở mức 21 triệu.

“Nguồn cung của Bitcoin là cố định và không thể phản ứng với nhu cầu của thị trường”, Sadeh Man của Quỹ Saga cho biết: “Libra được tạo ra hoặc đốt cháy khi một trong những người bán được ủy quyền của Libra ký gửi hoặc rút tiền từ ví của mình”.

Câu hỏi pháp lý khác nhau

Tiền tệ của Facebook đã trở thành tâm điểm chú ý khi nói về việc điều tiết tiền điện tử. Nhưng một số lo lắng về các vấn đề dự án blockchain của công ty có thể được gộp chung với các tài sản kỹ thuật số khác bởi các nhà quản lý.

Đó sẽ là vấn đề khác biệt giữa Libra và một số đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin. Trong khi bitcoin loại bỏ các trung gian tài chính, mô hình Libra lại phụ thuộc vào các tổ chức, cá nhân hình thành nên Libra Association, giám đốc của Coin Center – Van Valkenburgh cho biết.

“Một hệ thống không có trung gian là một hệ thống không có rủi ro từ bên thứ ba, và do đó không cần quy định nhằm bảo vệ chống lại các loại rủi ro do các bên thứ ba gây ra”.

Libra Association có 28 thành viên sáng lập, theo whitepaper của Libra hy vọng sẽ đạt được 100 thành viên vào thời điểm tiền tệ ra mắt. Token dự kiến sẽ ra mắt vào nửa đầu năm 2020.

Mặc dù mạng lưới của bitcoin liên quan đến “thợ mỏ” nhằm ghi lại các giao dịch, nhưng sẽ không có ý nghĩa gì khi quy định chúng vì họ không đáng tin cậy để giám sát và quản lý tiền của người dùng, Van Valkenburgh nói “Mặt khác, các sàn giao dịch tiền điện tử và ví tiền đòi hỏi phải có sự giám sát theo quy định, ông nói thêm.

Các câu hỏi xung quanh việc Libra sẽ phù hợp với các quy định tài chính hiện hành như thế nào đã được đưa ra tại phiên điều trần hôm thứ Tư. Marcus của Facebook rất tự hào về việc Libra có thể được coi là bảo mật tài chính hoặc không, Nhưng nó có thể được coi là một mặt hàng…”

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch – Jay Clayton năm ngoái đã nói rằng “các loại tiền điện tử như bitcoin không thể được xem là chứng khoán. Tiền điện tử là “sự thay thế cho các loại tiền có chủ quyền” như đồng dollar và đồng euro”.

Bất kể, nếu Facebook và các đối tác của mình cố gắng vượt qua các rào cản pháp lý đã đi kèm với Libra, thì loại tiền tệ này “chắc chắn sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu – có thể làm lu mờ bitcoin”, Hayter của CryptoCompare đã nói.

Đối với Andy Bryant – giám đốc điều hành sàn giao dịch tiền điện tử của doanh nghiệp châu Âu bitFlyer, Libra có thể bắt đầu thuyết phục mọi người rằng có “cách khác” để lưu trữ và vận chuyển giá trị hơn là sử dụng các loại tiền tệ fiat như dollar Mỹ. “Nếu đó là tất cả những gì Libra đạt được, tôi nghĩ đó sẽ là một bước tiến tuyệt vời”.

Biên dịch: Phoenix.Syndicator – Nguồn: cnbc
Thảo luận với chúng tôi tại:
Telegram Channel:
https://t.me/Syndicator_Official
Telegram Chat:
https://t.me/Syndicator_Community
Facebook:
https://www.facebook.com/Syndicator.Official/

Tác giả

Theo dõi Syndicator tại