Ethereum là gì? Thông tin về Ethereum cho người mới

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tiền ảo Ethereum là gì? Nó có gì khác biệt với Bitcoin. Tại sao nó có giá trị thứ 2 trên thế giới? Đó là những câu hỏi của rất nhiều người khi tham gia thị trường tiền ảo đặt ra. Để giải đáp cho các câu hỏi trên, trong bài viết hôm nay hãy cùng Syndicator tìm hiểu về đồng Ethereum, cách thức hoạt động, tạo ví lưu trữ ETH ở đâu và mua bán đầu tư trên sàn giao dịch nào giá rẻ, an toàn và uy tín nhất?

Ethereum là gì?

Ethereum (ETH) là một loại cryptocurrency thường được gọi là Bitcoin 2.0, Ethereum không chỉ là một loại tiền tệ mà nó còn thực hiện được nhiều thứ khác thông qua ngôn ngữ lập trình của mình. 

Trong nhiều khía cạnh có thể xem Ethereum tương tự Bitcoin. Nó hoạt động trên một Blockchain, bạn có thể khai thác nó, trao đổi nó thông qua đơn vị tiền tệ gọi là Ether. 

Ở khía cạnh khác, Ethereum là một nền tảng ứng dụng hữu ích. Do đó Ethereum đã tạo ra được một hệ sinh thái tài chính phân tán cho riêng mình. 

Ethereum được xây dựng vào năm 2013 bởi Vitalik Buterin với ý tưởng khắc phục những nhược điểm của Bitcoin như thời gian xác nhận chậm và khuyến khích khai thác tập trung thông qua các mining-pool hơn là tự khai thác riêng lẻ.

Vốn hoá của Ethereum đạt 25 triệu USD trong đợt mở bán lần đầu năm 2014. Kể từ đó Ethereum bắt đầu phát triển Blockchain cho riêng cũng như phát triển ngôn ngữ lập trình của mình. Phiên bản beta của Ethereum phát hành vào tháng 7/2015 và đem đến một bộ mặt mới cho Ethereum khi hoạt động trên một Hợp Đồng Thông Minh.

Ai phát minh ra Ethereum? 

Người sáng lập đồng tiền ảo Ethereum gây sốt trên thị trường chính là một lập trình viên mới 23 tuổi, tên là Vitalik Buterin. 

Vitalik Buterin là một lập trình viên người Nga và là cũng là đồng sáng lập ra tạp chí Bitcoin Magazine vào năm 2011. Anh có hơn 90.000 người theo dõi trên Twitter và là một trong số ít người được nhận học bổng danh giá của tỷ phú Peter Thiel. Năm ngoái, anh cũng được có tên trong danh sách 40 người trẻ dưới 40 tuổi có tầm ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Fortune. 

Buterin sinh ra ở Mátxcơva và đến năm 6 tuổi thì gia đình anh chuyển đến Canada. Từ nhỏ, anh đã bộc lộ năng khiếu toán học thiên tài. Lần đầu tiên, Buterin biết đến Bitcoin là năm 17 tuổi qua lời giới thiệu của bố. Kể từ đó anh tự mày mò và nhanh chóng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này khi mà lúc đó vẫn còn rất mới.

Cũng trong năm đó (2011), sau khi bỏ học đại học để theo đuổi niềm đam mê với đồng tiền ảo, Buterin đã cùng với một người bạn của mình để lập nên tạp chí Bitcoin. Hiện nay tạp chí này thuộc quyền sở hữu và điều hành của BTC Media.

 Năm 2012, Buterin giành được huy chương đồng trong kỳ thi Olympic Tin học quốc tế. Năm 2013, anh đến thăm các nhà lập trình ở nhiều quốc gia khác – những người cũng có chung niềm đam mê code. Tại đây, chàng thanh niên lập trình 19 tuổi đã tham dự cuộc hội thảo về tiền ảo do cặp song sinh Winklevoss tổ chức. 

Trang Backchannel đã tường thuật lại rằng:

“Hai cựu chiến binh của cuộc khủng hoảng Dotcom đã so sánh tiền ảo với bình minh của kỷ nguyên Internet 2.0. Các gian hàng trưng bày nền tảng thanh toán, máy ATM Bitcoin và ví tiền ảo lưu trữ trên ổ cứng. Buterin đã tham gia như một đại diện của Tạp chí Bitcoin. Sự kiện lần này là lần đầu tiên anh được nhìn vào cuộc sống thực rộn rã xung quanh nền kinh tế tiền ảo”. 

“Thời điểm đó, tôi đã thực sự nhận ra rằng những điều này là thực và đáng để nhận lấy rủi ro và nhảy vào. Do đó tôi đã làm như vậy”, Buterin nói. 

Khi trở về nhà ở Toronto, Buterin đã bắt đầu xây dựng nên Ethereum. Anh viết một vài bài báo về những phát hiện của mình để tìm nguồn tài trợ. Năm 2014 anh đăng ký nhập học tại trường ĐH Waterloo, nhưng một lần nữa lại từ bỏ sau khi nhận được học bổng Fellowship trị giá 100.000 USD từ tỷ phú Peter Thiel. Kể từ đó, Buterin dành toàn bộ thời gian để tạo ra Ethereum.

Giá trị của Ethereum 

Giá trị của Ethereum được quyết định bằng nguồn khai thác từ các thợ mỏ. Phiên bản hiện tại của Ethereum là Homestead sử dụng thuật toán bằng chứng công việc PoW. Theo đó mỗi khối mới tạo ra sẽ mất từ 15-17s, tương đương với 5 ETH. 

Ethereum là một nền tảng tương đối non trẻ trước những biến động mạnh từ thị trường. Sự thay đổi liên tục về giá khiến cho đồng tiền này trông ít có giá trị với một số người, nhưng lại đem đến những cơ hội cho các nhà đầu tư. Ethereum là một thị mở, do đó có thể dễ dàng tham gia mua bán Ethereum bằng tiền mặt hay Bitcoin thông qua các sàn giao dịch hoặc những tổ chức / cá nhân.

Sự khác biệt với Bitcoin 

Tìm hiểu về Ethereum, chúng ta sẽ thấy khác biệt so với Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác ở chỗ nó do 4 yếu tố chính tạo thành và cũng là những bộ phận quan trọng nhất của Ethereum: Ether, hợp đồng thông minh, tài khoản và máy ảo Ethereum. 

Ether 

Là đơn vị tiền tệ của Ethereum. Nó được sử dụng để giao dịch tại sàn cho phép dùng tiền mã hóa. Ngoài ra, đồng tiền này còn áp dụng để thanh toán các dịch vụ khác trên mạng Ethereum 

Hợp đồng thông minh 

Hợp đồng thông minh là việc tạo ra những điều khoản, quy định giữa 2 bên tham gia giao dịch mà không cần bên trung gian do các phương tiện kỹ thuật soạn thảo. 

Hệ thống Blockchain 

Khi những thông tin về địa chỉ, số ether, giao dịch giữa người dùng với nhau mã hóa xong, nó sẽ được chuyển vào hệ thống Blockchain để làm cơ sở dữ liệu cho những lần giao dịch kế tiếp 

Hệ thống đồng thuận 

Là chương trình mã hóa không có chủ định, đột ngột nhằm bảo vệ thông tin người dùng và số giao dịch của họ được cẩn thận, bảo mật hơn 

Thợ đào 

Hiểu đơn giản, thợ đào mỏ chính là những người làm nhiệm vụ giải mã dữ liệu cá nhân của hai bên người mua và bán. Đồng thời xác nhận giao dịch giữa 2 bên. 

Máy ảo Ethereum 

Đây là “nơi” để vận hành xử lý thông tin của mạng máy tính cung cấp. Những tổ chức, cá nhân chuyên xử lý thông tin sẽ tập hợp trong “ngôi nhà” này rồi phân chia nhau giải mã dữ liệu Blockchain. 

Ngôn ngữ lập trình 

Nền tảng Ethereum cho phép nhập và xử lí các mã của hầu hết các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay như: Java, C++, Python, PHP….

Bốn giai đoạn phát triển chính 

Theo kế hoạch thì Ethereum sẽ chia làm 4 giai đoạn phát triển chính bao gồm: Frontier, Homestead, Metropolis và Serenity. Mỗi giai đoạn phát triển có thể bao gồm các sub-releases, được gọi là “hard fork” (thay đổi chức năng theo cách không tương thích ngược). Các hard fork có tên mã là: “Ice Age”, “DAO”, “Tangerine Whistle”, “Spurious Dragon”, “Byzantium” và “Constantinople”. Tất cả các giai đoạn được liệt kê dưới đây với với thời điểm xảy ra hard fork: 

Quá khứ 

Block #0 

“Frontier” – Giai đoạn thử nghiệm ban đầu của ethereum, kéo dài từ 30 tháng 7 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016 

Block #200,000 

“Ice Age” – Hard fork giới thiệu sự gia tăng độ khó theo số mũ, thúc đẩy chuyển đổi sang giải thuật Proof-of-Stake Block #1,150,000 “Homestead” – Giai đoạn thứ 2 của ethereum ra mắt vào tháng 3 năm 2016 

Block #1,192,000 

“DAO” – Bạn nào chưa biết DAO là gì có thể tham khảo tại đây. Cuộc tấn công DAO thì khá là nổi tiếng và làm rúng động giới công nghệ cũng như giới đầu tư tài chính toàn cầu. Đây là 1 hard fork revert toàn bộ DAO contract đã bị tấn công bởi hacker, gây chia rẽ Ethereum thành 2 hệ thống cạnh tranh với nhau là Ethereum và Ethereum Classic. 

Block #2,463,000 

“Tangerine Whistle” – Hard fork thay đổi tính toán “gas” cho các tính toán nặng và xóa các trạng thái lưu lại từ một cuộc tấn công từ chối dịch vụ. 

Block #2,675,000 

“Spurious Dragon” – Hard fork cải thiện khả năng chống tấn công replay … và 1 số cải thiện khác, các bạn có thể tham khảo tại đây.

Hiện tại 

Hiện chúng ta đang ở giai đoạn Metropolis, theo kế hoạch sẽ có 2 hard fork là Byzantium và Constantinople. Byzantium có hiệu lực vào tháng 10 năm 2017 và Constantinople được dự đoán vào giữa năm 2018 sẽ tiến hành hard fork. 

Block #4,370,000 

“Metropolis Byzantium” – Cải thiện tính riêng tư, khả năng mở rộng và các thuộc tính bảo mật của ethereum. 

Tương lai 

“Constantinople” – Lần hard fork thứ 2 cho giai đoạn Metropolis dự kiến sẽ diễn ra trong năm nay bao gồm chuyển đổi giải thuật từ proof-of-work sang proof-of-stake và 1 số thay đổi khác. “Serenity” – Giai đoạn 4 và là giai đoạn cuối cùng của ethereum và vẫn chưa có ngày phát hành dự kiến.

Các ứng dụng chủ chốt 

Nhìn chung, sẽ có 3 nhóm ứng dụng dựa trên nền tảng Ethereum. Đầu tiên là các ứng dụng tài chính, cung cấp cho người dùng những cách quản lí và kí kết hợp đồng mạnh mẽ bằng tiền của họ. Nó bao gồm các đơn vị tiền tệ, các công cụ tài chính phát sinh, các hợp đồng bảo hiểm rủi ro, ví tiền tiết kiệm, di chúc, và thậm chí một số các loại hợp đồng lao động. Loại thứ 2 là các ứng dụng bán tài chính, trong đó có tiền tệ và những thứ phi tiền tệ, ví dụ như các giải pháp tính toán phân tán. Và cuối cùng là các ứng dụng như bỏ phiếu trực tuyến, quản trị phân quyền hoàn toàn không liên quan đến tài chính và tiền tệ. Các ứng dụng nổi bật của ethereum có thể kể đến như: hệ thống token, đơn vị tài chính tiền tệ có sự ổn định (hoặc có thể điều chỉnh để trở nên ổn định) dùng trong các hợp đồng, hệ thống nhận dạng, xác nhận chủ sở hữu tài sản, hệ thống lưu trữ file phân tán, các tổ chức tự trị phi tập trung (Decentralized Autonomous Organizations)…

Lưu trữ Ethereum ở đâu? 

Ví Ethereum là nơi lưu trữ ETH nhằm phục vụ việc mua bán, trao đổi nhanh chóng và hiệu quả hơn. Việc cất giữ ETH trong những ví kể trên đảm bảo an toàn cực cao cho tài sản của bạn. 

Bên dưới là một số loại ví lưu trữ ETH phổ biến nhất: 

Ví MyEtherWallet 

  1. Ví Blockchain.info 
  2. Ví lạnh Ledger Nano S 
  3. Ví Jaxx 
  4. Ví TrustWallet 
  5. Ví Cipher Browser 
  6. Ví MetaMask

Về địa chỉ ví Ethereum 

Trong nền tảng Ethereum có 2 loại địa chỉ: 

  • Địa chỉ thông thường, được tạo ra bởi một cặp khóa private key và public key. Ví dụ: 0xa107483c8A16A58871182A48D4Ba1FBBB6A64C7* là địa chỉ của tôi, khi tôi muốn thực hiện một giao dịch trên nền Ethereum tôi phải có private key tương ứng để chức minh rằng tôi là chủ sở hữu của tài khoản trên. Mỗi địa chỉ có một private key tương ứng và khi mất sẽ không lấy lại được. 
  • Địa chỉ contract, khi bạn tạo ra một contract (hãy hiểu là một chương trình máy tính cho dễ hình dung) trên Ethereum, nó sẽ có một địa chỉ xác định, giống như trong Java khi tạo một object từ class nó sẽ có địa chỉ nằm trên RAM của bạn. Một contract khi tạo ra sẽ được hiểu là một thực thể tồn tại trên Ethereum network, trong đó chứa các đoạn chương trình máy tính để phục vụ cho một mục đích nào đó. Bạn sẽ tương tác với mỗi contract khác nhau thông qua các địa chỉ khác nhau.

Thông tin trên một giao dịch Ethereum 

Trong một giao dịch của Ethereum có 4 giá trị chính: 

  • To”: địa chỉ bạn muốn tương tác hay giao dịch. 
  • value”: giá trị ETH gửi đến cho địa chỉ nhận.
  • data”: nếu địa chỉ nhận là một contract, thì data chính là để định nghĩa function bạn muốn gọi và các arguments kèm theo. 
  • nonce”: giá trị nhiễu, để phân biệt 2 giao dịch giống nhau và tạo ra hai giá trị hash khác nhau.

Mỗi giao dịch trên Ethereum bạn đều phải trả phí cho thợ đào, vì thợ đào sẽ là những người thực hiện tính toán cho bạn và chứng thực giao dịch thông qua việc đào khối. Thợ đào sẽ gom các giao dịch lại và thực hiện tính toán cho mỗi giao dịch, sau đó thợ đào sẽ “đào” khối để gắn vào chuỗi của mạng. Khối hợp lệ khi đã được gắn vào chuỗi sẽ nằm mãi mãi và không thể nào thay đổi được.

Phí mạng lưới Ethereum 

Có hai giá trị dùng để tính transaction fee (phí giao dịch) trên Ethereum: 

  • Gas limit: là giới hạn trên cho số lượng phép tính trong một transaction, đặt gas limit để các miner không thể dùng quá số lượng ấy. Mỗi phép tính sẽ có cách tính gas khác nhau được định nghĩa bởi cộng đồng ở đây 
  • Gas price: lượng ETH bạn phải trả cho mỗi gas. Trả nhiều thì transaction của bạn được confirm nhanh và ngược lại.

Mua bán hay trao đổi Ethereum ở đâu? 

Ethereum (ETH) là một đồng tiền lớn trong thị trường tiền điện tử, vì vậy, nó được hỗ trợ ở gần như tất cả các sàn lớn như Binance, Huobi, Bittrex… Ở Việt Nam các bạn có thể dễ dàng mua ETH từ các sàn giao dịch tại Việt Nam bằng VND hoặc qua các sàn giao dịch OTC.

Có nên đầu tư Ethereum? 

Hiện nay, top 3 loại tiền ảo luôn dẫn đầu trên thị trường đó là Bitcoin, Ethereum và Ripple. Đây là những đồng coin lớn nhất trên thị trường và được sử dụng rộng rãi nhất.

Từ cuối năm 2017 cho đến nay, đồng Ethereum đã có sự phát triển vượt bậc, rất nhiều người đầu tư vào đồng coin này mà trở nên giàu có. Giá Ethereum có sự tăng trưởng rõ rệt lên gấp 40 lần thời điểm trước đó. Theo nhận định của các chuyên gia, trong tương lai, giá của 2 đồng Bitcoin cũng như Ethereum sẽ vẫn còn tăng và thậm chí tăng rất nhiều lần. Vì vậy, việc đầu tư vào đồng Ethereum sẽ rất có lợi. 

3 cách phổ biến nhất để có được Ethereum: 

  1. Mua máy đào Ethereum 
  2. Mua Ethereum và cất vào ví trữ lạnh
  3. Kiếm Ethereum miễn phí

Tổng kết 

Ở bài viết này, Syndicator đã đưa ra những khái niệm tổng quan nhất có thể về Ethereum là gì, cũng như các thông tin liên quan đến Ethereum. Các bạn có thể tự tìm hiểu thêm về Bitcoin và tự so sánh giữa 2 loại tiền tệ này với nhau, từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư Ethereum trong năm 2019 hay không. Chúc bạn gặt hái nhiều thành công từ quyết định của mình.

Nguồn: BTCVNNews 
Thảo luận với chúng tôi tại:
Telegram Channel: Syndicator_Official
Telegram Chat: Syndicator_Community
Facebook Group: BinanciansVietnam

Tác giả

S'Mann

S'Mann

Founder & CEO @Syndicator

Theo dõi Syndicator tại