Khi việc mainnet của Polkadot đang cận kề, thì Web3 Foundation ngày càng nhận được nhiều hơn những câu hỏi về parachains: sự phân bổ ban đầu và các bước mà một dự án cần thực hiện để trở thành parachain. Dưới đây là các tài liệu bao gồm kế hoạch dự thảo để phân phối vị trí parachain khi ra mắt một cách công bằng cũng như giải thích về cách Polkadot sẽ xử lý tình trạng bổ sung các parachain hiện hữu trong tương lai.
PolkaDot đã gửi phiên bản trước của tài liệu này cho một số dự án xây dựng trên Polkadot và đang cung cấp nó với một cộng đồng Polkadot rộng lớn hơn để tiếp nhận phản hồi từ các nhà xây dựng parachain được bổ sung và các bên liên quan.
Cơ chế cho thuê parachain vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai. PolkaDot hy vọng các dự án sẽ đóng góp công nghệ của mình vào quá trình này khi nó phát triển. Phần lớn hệ thống có thể sẽ thay đổi, nhưng những gì hôm nay PolkaDot có thể đảm bảo là:
- Sẽ có một số lượng hữu hạn các slot parachain được khởi đầu từ thấp nhất sau đó tăng dần theo thời gian.
- Ở đây không cần thẩm quyền, hoạt động cho thuê slot parachain đều dựa theo thị trường. Để đảm bảo sự công bằng trong việc phân bổ các slot parachain, PolkaDot quyết định sử dụng quy trình đấu giá. Bất kỳ dự án nào cũng có thể tham gia; định dạng đấu giá là sẽ theo kiểu đấu giá nến được sửa đổi cho phù hợp với blockchain. Nghĩa là thời gian ngẫu nhiên khi kết thúc sẽ được xác định từ trước.
- Nếu ai đó (cá nhân hoặc do hợp đồng thông minh) thắng một cuộc đấu giá, họ không cần tới sự cho phép của bất kỳ ai để có thể triển khai parachain của họ.
- Các Slot Parachain sẽ có thời gian tồn tại hữu hạn.
- Một số lượng nhỏ các vị trí sẽ được dành riêng trong một khoảng thời gian giới hạn cho các parachain “công ích” đặc biệt do Web3 Foundation quản lý.
Những điểm chung này sẽ khó có thể thay đổi được trước khi ra mắt, khi mà việc ước tính chính xác về số lượng slot parachain và giá thành của chúng là một điều rất khó để làm được tại thời điểm này.
Parachains trên Polkadot
Parachains là thuật ngữ mà PolkaDot sử dụng để mô tả một hệ thống bên ngoài (thông thường sẽ là một blockchain nhưng không nhất thiết phải là thế) để tạo thành một phần của Polkadot. Một blockchain có thể tương tác với Polkadot theo hai cách chính: như một parachain gốc và thông qua một parachain cầu nối. Để triển khai như một parachain gốc, các nhóm có thể xây dựng bằng cách sử dụng Cumulus Framework (dựa trên Subtrate), được phát triển từ đầu hoặc sử dụng một trong các Bộ phát triển sắp ra mắt của Parachain. Các parachains gốc có thể sử dụng để liên lạc liên chuỗi nhanh hơn và tính bảo mật được chia sẻ của Polkadot. Điều này giúp dự án không cần phải tăng ngân sách của mình để khuyến khích những người khai thác hoặc công ty khai thác để bảo mật cho mạng lưới của bạn. Ngoài ra, nếu một blockchain có một bộ các thiết kế từ trước mà việc giải quyết nó lại gây khó khăn cho việc di chuyển sang Polkadot, thì nó có thể duy trì sự đồng thuận và cơ chế cuối cùng của chính mình, có thể kết nối thông qua một cầu nối được lưu trữ trên parachain để trở thành một “chuỗi các cầu nối”. Để chuỗi các cầu nối có thể giao tiếp với mạng lưới Polkadot, nó phải được hoàn thiện trước khi có thông báo rằng có thể an toàn để chuyển đi. Có khả năng nhiều blockchains sẽ có thể chia sẻ cùng một parachain cầu nối và do đó sẽ phải tốn một khoản chi phí cho vị trí này.
Tại sao số lượng slot parachain là hữu hạn?
Parachains rất tốn tài nguyên để có thể đảm bảo chúng vẫn an toàn và luôn hiện hữu. Số lượng hữu hạn các slot parachain là hữu hạn vì lượng tài nguyên là hữu hạn trong mạng lưới Polkadot. Điều này tương tự với các mạng lưới khác cũng có giới hạn về lưu lượng tính toán của chúng và đưa ra các khoản phí với các biện pháp khác nhau để quản lý. Mặc dù vẫn chưa rõ thiết kế của Polkadot “phiên bản 1” sẽ hỗ trợ bao nhiêu parachains, nhưng số lượng chuỗi thực tế có thể được hỗ trợ lúc ban đầu đương nhiên sẽ ít hơn vì các khía cạnh của hệ thống vẫn chưa được tối ưu hóa. Như đã đề cập trong whitepaper phiên bản gốc của Polkadot, có những hạn chế chính về khả năng mở rộng với Polkadot “phiên bản 1”, cụ thể là chi phí phương trình bậc hai cho hàng đợi liên lạc, dẫn đến giới hạn trên là điều nghiễm nhiên. DOT phải được dùng để bảo lãnh cho việc sở hữu một slot parachain.
Mục tiêu để triển khai parachain
Hiện tại, Polkadot khi ra mắt số lượng parachain sẽ không nhiều. Các vị trí parachain của Polkadot sẽ tăng từ khoảng 5 lên tầm 50 đến 200 vị trí khi việc triển khai được tối ưu hóa thực hiện trong một hoặc hai năm đầu tiên hoạt động. Các mục tiêu của kế hoạch triển khai này, theo thứ tự quan trọng, là:
- Đảm bảo an ninh trên Relay Chain Polkadot.
- Đầu tiên là hãy để các dự án mang lại nhiều giá trị nhất cho Polkadot.
- Duy trì cân bằng cung – cầu đối với các vị trí parachain để có các động lực kinh tế thích hợp nhằm trở thành validator trên mạng lưới.
- Cho phép những lần thử nghiệm được tăng thêm và các trường hợp sử dụng mới khi mở rộng quy mô mạng.
Bao gồm trong kế hoạch triển khai này là “các parachains khởi nguyên” sẽ ra mắt tại “Genesis” và các parachains được đấu giá sau genesis. Các phần tiếp theo sẽ giải thích những điều này.
Genesis Parachains
Đối với genesis, sẽ không có nhiều số lượng parachains. Trong phạm vi chấp nhận được sẽ có người vận hành parachain, chủ sở hữu của những vị trí này sẽ được Web3 Foundation xác định theo hai cách:
- Web3 Foundation đã tài trợ cho một số chuỗi “công ích”, bao gồm chuỗi cầu nối và chuỗi hợp đồng thông minh cơ bản. Nếu chúng đã có sẵn ở genesis, thì chúng sẽ được tính vào.
- Web3 Foundation sẽ tổ chức một hoặc nhiều cuộc đấu giá ngoài chuỗi, theo mô hình tương tự như các cuộc đấu giá trực tuyến, quá trình sau khi đấu giá được mô tả bên dưới, để cho phép các nhóm thuê vị trí đổi lại bằng việc họ phải trả nhiều DOT hơn dưới dạng tiền gửi.
Chuỗi “công ích” bao gồm những dự án mà Web3 Foundation coi là quan trọng về mặt chiến lược hoặc những cam kết phát triển đã được thực hiện. Điều này bao gồm:
- Cầu nối Ethereum-Polkadot
- Cầu nối Bitcoin-Polkadot
- Các dự án có cơ sở hạ tầng quan trọng, ví dụ như DEX hoặc stablecoin.
Để có phiên bản cập nhật của giải thích này, vui lòng truy cập Polkadot Wiki .
Đấu giá Parachain
Phần lớn các dự án sẽ được cung cấp trong một phiên đấu giá mở mà bất kỳ ai cũng có thể tham gia.
Về tương lai sau này, các cuộc đấu giá parachain sẽ diễn ra liên tục để nếu dự án của bạn muốn giành được vị trí trong Polkadot thì cũng có đủ cơ hội để đặt giá thầu và đảm bảo có được một vị trí trong đó. Khi nhu cầu về các vị trí parachain tăng theo thời gian, cơ chế quản trị có thể giới thiệu các vị trí mới. Ngược lại, nếu chúng ta đạt đến ngưỡng có quá nhiều parachains, thì tổng số vị trí có thể bị giảm đi.
Các vị trí Parachain được cung cấp theo một phiên đấu giá Nến không cần ủy quyền được sửa đổi để đảm bảo tính công bằng và an toàn trên một blockchain. Cơ chế khiến những kẻ phá hoại rất khó để chạy trước hệ thống hoặc làm phiền những người đấu giá trung thực bằng cách đặt giá thật cao trước khi kết thúc đấu giá vài giây, điều này khiến cuộc đấu giá không công bằng.
Các nhà thầu có thể là các parachains hiện tại đang muốn gia hạn hoặc gia hạn hợp đồng thuê hoặc họ có thể là những cá nhân mới đang tìm cách triển khai parachain. Trong trường hợp thứ hai, những cá nhân đó có thể là tài khoản Polkadot thông thường (tức là tài khoản có quỹ được giữ trực tiếp trên chuỗi chuyển tiếp) nhưng cũng có thể đến từ chính parachains, có khả năng cho phép các hợp đồng thông minh thực hiện giá thầu. Do đó, điều này còn có thể cho phép một cộng đồng gây quỹ thông qua hợp đồng thông minh để đảm bảo vị trí parachain của dự án có khả năng cung cấp một số phần thưởng cho những người ủng hộ.
Quy trình để có được vị trí parachain
Như đã đề cập, cấu trúc của tính khả dụng luôn được luân phiên nên các parachains luôn được đưa ra đấu giá.
Đây không phải là cơ chế bán hàng theo nghĩa là những người đặt giá thầu đang mua đại cái gì cũng được. Họ chỉ đơn giản là đặt một số lượng token DOT cho một khoản tiền gửi có kỳ hạn cố định. Do đó, chi phí của hợp đồng thuê chỉ là chi phí cơ hội, có thể được mô tả như sự mất giá do lạm phát. Khi kết thúc hợp đồng thuê, tiền đặt cọc sẽ được trả lại.
Thời gian cho các vị trí của parachain được chia thành “thời gian thuê” sáu tháng. Tất cả các vị trí đều có thời gian thuê bắt đầu và kết thúc giống nhau, vì vậy đối với bất kỳ thời gian thuê nhất định nào, số vị trí sẽ tương đương như vậy.
Đấu giá là để có quyền nắm giữ một vị trí parachain trong mỗi bốn giai đoạn với thời gian thuê trong hai năm tiếp theo. Bốn thời hạn mỗi thời hạn là 6 tháng có thể được chuyển đến cùng một nhà thầu (giúp họ có khoảng thời gian hai năm không bị gián đoạn từ khi bắt đầu thời hạn thuê tiếp theo), hoặc chúng có thể đến với bốn nhà thầu riêng lẻ cũng có vài nhà thầu sẽ kết hợp lại.
Mô hình này cho phép các đối tượng sử dụng khác nhau; một dự án mới có thể muốn “thử” trở thành parachain trong sáu tháng chỉ đơn giản là mua giai đoạn đầu. Ngược lại, một dự án có thể muốn đảm bảo quá trình kéo dài hai năm bằng cách thực hiện một giá thầu duy nhất cho cả bốn giai đoạn. Hoặc có thể được đảm bảo thời hạn 12 tháng khi dự án được phát triển bằng cách đấu thầu vào hai giai đoạn cuối cùng. Các parachains hiện tại có thể muốn tiếp tục gia hạn vị trí của họ bằng cách liên tục đấu giá để giành được vị trí cuối cùng và vì vậy họ luôn giữ hợp đồng thuê của họ từ 18 đến 24 tháng.
Cơ chế đấu giá này thiết kế để có thể tối đa hóa số lượng DOT được giữ trên trái phiếu trong toàn bộ thời gian hai năm, do đó, người đặt giá thầu duy nhất, cao nhất cho bất kỳ thời gian thuê cho vị trí nhất định nhưng không có nghĩa là lúc nào cũng “thắng”.
Ví dụ Hình 1 dưới đây minh họa cách thức hoạt động của cơ chế đấu giá. Giả sử chỉ có một vị trí parachain có sẵn (như trường hợp của tất cả các phiên đấu giá ban đầu):
Charlie đặt giá thầu để đặt cọc 75 DOT cho cả bốn kỳ.
Dave đặt giá thầu để đặt cọc 100 DOT, nhưng chỉ trong hai giai đoạn cuối cùng (anh ta không quan tâm đến hai giai đoạn đầu).
Emily đặt giá thầu để đặt cọc 40 DOT, nhưng chỉ trong hai kỳ đầu tiên (cô ấy không muốn hai kỳ cuối cùng).
Bây giờ chúng ta cố gắng tìm cách kết hợp các giá thầu này theo cách mà một hoặc nhiều nhà thầu được phân bổ tới các vị trí mong muốn của họ. Có bốn cách có thể để phân bổ:
Charlie thắng, Dave và Emily thua. Trong trường hợp này, 75 DOT được lưu giữ trong bốn kỳ, trung bình 75 DOT được giữ trong tổng số bốn kỳ.
Dave thắng, Charlie và Emily thua. Trong trường hợp này, 100 DOT chỉ được giữ trong hai kỳ hạn, trung bình 100 * 2/4 = 50 DOT được giữ trong cùng một thời gian. Điều này khá là tệ.
Emily thắng, Charlie và Dave thua. Trong trường hợp này, 40 DOT chỉ được giữ trong khoản tiền gửi trong hai kỳ, cho ra mức trung bình là 40 * 2/4 = 20 DOT được giữ trong bốn kỳ. Đây là cách tệ nhất.
Cuối cùng, chúng ta có thể có Dave và Emily đều thắng, trong khi Charlie thua. Trong trường hợp này, 100 DOT được giữ trong hai kỳ và 40 DOT được giữ trong hai kỳ còn lại, cho ra mức trung bình là (100 * 2 + 40 * 2) / 4 = 70 DOT được giữ trong bốn kỳ. Điều này là tốt, nhưng không tốt bằng chỉ phân bổ cho Charlie.
Vì vậy, mặc dù Dave có giá thầu cao nhất, nhưng khi chúng tôi tính toán, chúng tôi thấy rằng vì anh ấy chỉ đặt giá thầu cho hai giai đoạn thuê, anh ấy sẽ cần chia sẻ vị trí với Emily, người đặt giá thầu thấp hơn nhiều cho hai giai đoạn còn lại. Giá thầu của Dave và Emily cùng nhau không để lại nhiều tiền đặt cọc trong suốt thời gian thuê bốn vị trí như giá thầu của Charlie và vì vậy Charlie được phân bổ cho vị trí anh ta muốn.
Tham gia đấu giá
Tất cả các cuộc đấu giá cho các vị trí parachain sẽ được tổ chức trong DOT. Các dự án muốn triển khai parachain có thể nhận được DOT theo một số cách bao gồm:
- Phát hành token trên parachain của riêng họ và đổi chúng lấy DOT trên thị trường mở
- Mua DOT trên thị trường mở với các nguồn lực hiện có
- Tổ chức crowdsale để tăng DOT
- Đăng ký để nhận tài trợ từ Web3 Foundation
Ngoài ra, có thể một nhóm dự án tự tổng hợp lại thành một chuỗi duy nhất để chia sẻ chi phí cho một vị trí parachain. Ví dụ, một số cầu nối có thể chia sẻ một vị trí parachain với giá hợp lý.
Chi phí cho một Parachain
Về mặt tổng quan của token DOT, các vị trí parachain là miễn phí: Các token DOT được yêu cầu để đảm bảo cho vị trí chỉ được giữ khi số token đó được gửi vào, và sẽ được trả lại sau khi hết thời hạn sử dụng như một parachain. Đối với các dự án có vốn (đặc biệt là vốn tiền mã hóa) mà “không cần làm gì cả” và lạc quan về việc đạt được việc thông thương kinh tế với mạng Polkadot, “giá” này gần như là miễn phí.
Đối với các dự án chưa mua Polkadot hoặc không có vốn dự trữ từ trước, thì “giá” hiệu quả để thuê một vị trí parachain chỉ đơn giản là chi phí cơ hội cho việc tích trữ DOT hơn là bất kỳ tài sản nào khác. Nhưng có hai điều đáng chú ý ở đây: để một dự án thành công như là một parachain, nó nhất thiết cần phải thêm tiện ích vào mạng Polkadot và như vậy sẽ giúp nó được tăng giá trị và cơ sở người dùng tổng thể cũng được tăng trưởng theo. Hiệu ứng mạng là những gì chúng đang có, ảnh hưởng kinh tế của những thay đổi này phải là siêu tuyến tính. Do đó, điều khả dĩ ở đây là các dự án parachain muốn giữ một phần danh mục tài sản của họ cho DOT trong suốt nhiệm kỳ của mình để nắm bắt được giá trị thành công của chính họ.
Thứ hai, trong mạng Polkadot, token DOT được yêu cầu sử dụng cho bốn hoạt động: quản trị, cho thuê parachain, giao dịch và stake. Các DOT đã được ký quỹ cho một hợp đồng thuê parachain chắc chắn không thể được sử dụng cho ba trong bốn hoạt động (nhưng vẫn có thể quản lý), do đó chúng tôi có thể coi giá thực tại là chi phí cơ hội cho việc không thể giao dịch, không thể cho thuê và không thể stake. Trong khi hai hoạt động đầu tiên có chưa xác định được giá trị, thì hoạt động còn lại có thể kiểm soát được vì cả hai đều được khen thưởng và được sử dụng như một tường chắn chống lại lạm phát.
Đối với Polkadot Genesis, phần thưởng stake lên đến 20% theo tỷ lệ dự kiến sẽ được trả thông qua việc tăng mức phát hành lên đến 10% mỗi năm. (Về cơ bản, con số này thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ lạm phát ban đầu của Ethereum là khoảng 30% / năm, do kết quả liên quan đến sự đồng thuận BABE / GRANDPA đối với Proof-of-Waste như được sử dụng trong Ethereum.) Như vậy, giá trị khi không staking thực sự là điều đáng tiếc khi phần thưởng bị bỏ lỡ,thực thế thì không có rủi ro khi giảm giá và điều này cũng không cần thiết. Tùy thuộc vào việc cân nhắc rủi ro, kinh nghiệm về miền (domain), chi phí cho nhân công, khả năng của hệ thống stake và định giá DOT, tỷ lệ 20% chỉ là con số trên lý thuyết: chi phí cơ hội dựa trên DOT thực tế khả năng sẽ thấp hơn con số 20% đó khá nhiều.
Để tiện so sánh, chúng tôi sẽ nói về chi phí hàng năm để đảm bảo các chuỗi chính (ví dụ như Cosmos, Tezos và EOS) là hàng chục triệu USD mỗi năm, với Ethereum và Bitcoin là hàng tỷ USD. Do đó, chi phí bảo mật trong Polkadot sẽ ít hơn từ 3 đến 5 lần nhưng sẽ cung cấp khả năng liên lạc nhanh chóng, tùy ý, phi tín nhiệm giữa các chuỗi máy chủ, đây là sự bổ sung mang tính cách mạng.
300 token hàng đầu đều có vốn hóa thị trường lớn hơn 10 triệu đô la và hầu như tất cả đều có khối lượng giao dịch mỗi ngày vượt quá 100.000 đô la. Giả sử yếu tố lạm phát hàng năm giữ mức chấp nhận được là 2% cho chi phí khai thác, stake hay giao dịch, thì ngay cả những dự án tiền mã hóa khiêm tốn nhất cũng đang chi tới 200 nghìn đô la mỗi năm cho bảo mật. Vậy nên khi cho thuê vị trí Polkadot Parachain ở mức giá này sẽ có lợi thế kinh tế hơn là sử dụng sự đồng thuận dựa trên lạm phát gây tốn kém, khép kín và thường không an toàn.
Nghiên cứu sâu hơn và mô hình hóa sẽ giúp thông báo các vấn đề về chi phí phát sinh có trong DOTs cho việc đạt được vị trí trong Polkadot.
Chúng tôi nhận ra rằng việc kết nối với tư cách là một parachain với mạng lưới Polkadot đây là một chi phí không hề nhỏ. Khi chúng tôi mở rộng mạng lưới thông qua việc tăng số lượng vị trí parachain và phát triển thêm các cầu nối chính và cầu nối phụ, chi phí tổng thể sẽ giảm xuống. Nói chung, tính bảo mật được chia sẻ trên Polkadot nên cung cấp một tùy chọn ít tốn kém hơn cho an ninh mạng so với bảo mật mạng thông qua bởi các thợ đào / validator thứ mà cần phải được đưa ra các quyết định phân bổ vốn độc lập chứ không phải là được sở hữu hoàn toàn và vận hành riêng lẻ như các thợ đào và validator.
Quản trị
Không có cơ chế quản trị rõ ràng nào cho thấy việc có thể chặn hay xóa các parachains trong Polkadot. Điều đó thể hiện một điều rất rõ rằng, Polkadot vốn dĩ là một hệ thống có thể quản lý được và do đó, cơ chế quản lý này có thể nâng cấp và thay đổi blockchain thành bất cứ gì nó quyết định. Các thay đổi liên tục và bị xóa sổ là điều có thể xảy ra, nhưng việc này đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhóm liên quan bao gồm hội đồng, validator và dựa trên cơ sở những người sở hữu token trong thời gian đã lâu. Chúng tôi ước tính khả năng thực tế của chúng tương tự như cơ hội của một mạng lưới lớn gặp phải những lần hard-fork không mong muốn từ những đối tượng xấu. Trong bối cảnh blockchain, quản trị là điều mới lạ: Polkadot không thể phủ nhận là một thử nghiệm khi mà hiện tại đang có rất nhiều công nghệ tiên tiến và mặc dù chúng tôi hy vọng giảm thiểu rủi ro thông qua kiểm toán, mô hình hóa và thử nghiệm, chúng tôi không bao giờ có thể biết chắc điều gì sẽ xảy ra.Hard-fork sẽ là quyết sách cuối như một điều tất yếu nếu thử nghiệm gặp trục trặc.
Cũng giống như một parachain DOT của họ không thể bị chuyển di khi được gửi vào cho vị trí họ mong muốn, hợp đồng thuê chỉ thuộc về họ và việc của họ là làm theo những gì họ muốn. Các parachains Polkadot bị lỗi (ví dụ như parachain có chức năng chuyển đổi trạng thái cho phép lặp vô hạn, memory bomb hoặc gửi thư rác) sẽ được validator của mạng lưới nhận dạng và vô hiệu hóa. Cũng giống như các chuỗi đơn lẻ tham gia Polkadot chấp nhận sự đồng thuận của Polkadot, các parachains khi rời khỏi mạng lưới sẽ từ bỏ sự đồng thuận của Polkadot. Những tổ chức cũ này sẽ trở thành chuỗi đơn lẻ và phải tự mình lo liệu cho khả năng tồn tại và sư bảo mật của mình.
Xem thêm:
Cách để có slot Parachain trên Polkadot
Giải thích về IPO – Hình thức kêu gọi vốn hoàn toàn mới trên Polkadot
Polka.Warriors Community
? Website | ? Tele ANN | ? Tele Chat | ? Twitter | ? Discord