Fintech là gì?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Fintech là từ khoá mới nổi gần đây và nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là những người thuộc lĩnh vực công nghệ và tài chính. Vậy Fintech là gì, tại sao nó lại nổi bật và tiềm năng của Fintech như thế nào trong tương lai, hãy cùng Syndicator tìm hiểu nhé.

Fintech là gì? Kiến thức tài chính nghệ mới nhất

Fintech là gì?

Fintech là một thuật ngữ tiếng Anh chỉ sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ “Financial Technology”.

Fintech = Finance (tài chính, tiền tệ) + Technology (công nghệ)

Nghĩa là: sự kết hợp giữa tài chính, tiền tệ và IT.

Khi chuỗi các công ty Start-up lần lượt ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, những cuộc cách mạng về công nghệ trong lĩnh vực tài chính đã trỗi dậy, thay đổi cách thức hoạt động của giới ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính trên thế giới nói chung.

Đây cũng chính là lúc thuật ngữ Fintech ra đời. Ban đầu, thuật ngữ này chỉ được dùng khi nói về hệ thống xử lý dữ liệu (back-end) thiết lập mạng lưới người tiêu dùng của các tổ chức tài chính thương mại. Tuy nhiên, kể từ cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, thuật ngữ này đã được mở rộng để nói về bất kỳ đổi mới công nghệ nào trong lĩnh vực tài chính, bao gồm các cải tiến về tài chính và giáo dục, ngân hàng bán lẻ, đầu tư và thậm chí cả lĩnh vực tiền điện tử như Bitcoin.

Từ sự bùng nổ của cuộc cách mạng Internet và cách mạng Internet trên nền tảng di động, ngành công nghệ tài chính đã bùng nổ. Fintech, vốn ban đầu chỉ được áp dụng cho các ứng dụng văn phòng của các ngân hàng hoặc các công ty thương mại, đã lấn sang các lĩnh vực tài chính.

Theo Chỉ số Fintech của EY, có đến một phần ba người tiêu dùng sử dụng ít nhất hai hoặc nhiều dịch vụ Fintech, và những người tiêu dùng này ngày càng nhận thức được Fintech như là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

Các nhóm sản phẩm chính của Fintech

Các sản phẩm trong Fintech thường được chia thành 2 nhóm phân theo đối tượng sử dụng:

  • Nhóm thứ nhất: các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng, các công cụ kỹ thuật số và công nghệ khác để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup.
  • Nhóm thứ hai: các sản phẩm công nghệ “back-office” nhằm hỗ trợ cho hoạt động của các Fintech và các định chế tài chính.

Về cơ bản, ngoài những dịch vụ thông thường như thanh toán, cho vay, chuyển tiền, Fintech còn cung cấp các dịch vụ trải rộng hơn như gọi vốn cộng đồng (crowd-funding), cho vay ngang cấp (peer to peer lending), tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance), công nghệ bảo hiểm (Insur-Tech), tiền tệ số (Crypto Blockchain), quản trị dữ liệu (Data Management),…

Tiềm năng của Fintech

Tiềm năng mở rộng của Fintech là vô cùng lớn. Nhiều sáng kiến fintech có tầm ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực thương mại, ngân hàng, tư vấn tài chính và sản phẩm tài chính.

Các công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích và dự đoán hành vi, tiếp thị theo phân tích dữ liệu sẽ đưa ra phỏng đoán và thói quen ra khỏi các quyết định tài chính. Bởi những ứng dụng của Fintech sẽ không chỉ đơn thuần tìm hiểu thói quen của người dùng mà còn thu hút người dùng ra những quyết định chi tiêu và tiết kiệm trong vô thức tốt hơn.

Trong năm 2016, các công ty startup của Fintech đã nhận được 17,4 tỷ đô la tài trợ và số tiền này ngày càng tăng. Theo CB Insights, tổng trị giá của 26 công ty Unicorn trên toàn cầu là 83,8 tỷ đô la. Bắc Mỹ dẫn đầu về Fintech, đứng ngay sau là châu Á.

Vai trò của Fintech trong cách mạng 4.0

Fintech là một trong những tín hiệu thành công dẫn đầu cho cuộc cách mạng 4.0, mang đến cho con người những tiện ích thông qua sự phát triển công nghệ toàn diện đặc biệt trên lĩnh vực công nghệ thông tin. Các tác động Fintech tạo ra một lần nữa khẳng định tầm quan trọng mà trên nền tảng công nghệ mới mang lại:

  • Làm thay đổi các kênh dịch vụ tài chính truyền thống: Xu thế phát triển mạnh mẽ của các kênh bán hàng qua internet, đặc biệt ở dịch vụ ngân hàng như Mobilebanking, Tablet Banking, Ngân hàng Kỹ thuật số, Internetbaking,..v..v..
  • Ứng dụng công nghệ cao: Bigdata là một ví dụ cụ thể giúp phân tích hành vi của khách hàng giảm chi phí nhưng vô cùng hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Thay đổi thị trường lao động lĩnh vực tài chính: Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ gia tăng ( giỏi về chuyên môn tài chính lẫn công nghệ thông tin)

Những lĩnh vực liên quan đến Fintech

Một số lĩnh vực lớn của Fintech bao gồm:

  • Tiền điện tử (Cryptocurrency)
  • Công nghệ Blockchain
  • Ethereum: Một dạng khác của Blockchain, nền tảng của loại tiền ảo nổi thứ 2 Ether (ETH).
  • Hợp đồng thông minh: Sử dụng các chương trình máy tính (thường là Blockchain) để tự động thực hiện các nghĩa vụ giữa người mua và người bán.
  • Ngân hàng mở (open banking): Dây một khái niệm dựa trên Blockchain và các vị trí mà bên thứ ba cần có để truy cập vào dữ liệu ngân hàng nhằm xây dựng các ứng dụng tạo mạng kết nối của các tổ chức tài chính và nhà cung cấp bên thứ ba.
  • Insurtech: Công nghiệp bảo hiểm, thông qua sử dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm đơn giản hơn và hiệu quả hơn.
  • Regtech (regulator technology): Là loại hình công nghệ giúp các công ty dịch vụ tài chính đáp ứng các quy tắc tuân thủ về tài chính, đặc biệt là các quy định về chống rửa tiền và chống gian lận thông qua những quy định về xác minh thông tin khách hàng của các tổ chức tài chính.
  • Robo-advisors (người máy cố vấn Betterment): Sử dụng các thuật toán để tư vấn và hỗ trợ người dùng đưa ra những quyết định tài chính nhằm giảm chi phí quản lý.
  • Unbanked/ Underbanked: Là các dịch vụ nhằm phục vụ những cá nhân không thể tiếp cận được các dịch vụ ngân hàng truyền thống do có hoàn cảnh khó khăn hoặc thu nhập thấp.
  • An ninh mạng: Do sự gia tăng hoạt động tội phạm mạng và sự lưu trữ phi tập trung dữ liệu, an ninh không gian mạng và Fintech được lồng vào nhau để đảm bảo hiệu quả.

Đối tượng người sử dụng Fintech là ai?

Có 4 đối tượng chính sử dụng Fintech:

  • B2B cho ngân hàng
  • Khách hàng doanh nghiệp
  • B2C cho các doanh nghiệp nhỏ
  • Người tiêu dùng

Xu hướng sử dụng Mobile Banking, sự gia tăng về thông tin, dữ liệu và những phân tích tài chính xác sẽ giúp bốn nhóm đối tượng tương tác với nhau theo nhiều cách mới.

Thực trạng áp dụng Fintech hiện nay

Hiện tại các vấn đề của Fintech chủ yếu nằm ở security, vi phạm các quy tắc tiền tệ luật pháp ở các nước. Không dễ gì lấy được license (giấy phép) để đầu tư vào lĩnh vực này. Kể cả khi lấy được license cho đến khi có thể release 1 service cũng mất ít nhất là 1 năm, điều đó là thử thách đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh là thử thách, đây cũng là cơ hội rất lớn vì cạnh tranh trên thị trường hiện nay ở lĩnh vực này còn ít, điều đó có nghĩa là công ty nào có sự nhạy bén đón đầu được xu thế, có chiến lược service đúng đắn, cụ thể và vượt qua được những rào cản đó sẽ có thể bứt phá, chiếm lĩnh thị trường vô cùng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, cùng với IoT, VR, Fintech cũng sẽ là 1 lĩnh vực sẽ có nhiều đột phá và sáng tạo trong tương lai.

Thế còn Fintech tại Việt Nam như thế nào?

Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa, bức tranh kinh tế – xã hội đã có những bước chuyển biến ngoạn mục. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm một cách ấn tượng. Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình từ năm 2010.

Cùng với tiến trình phát triển kinh tế – xã hội, hệ thống các tổ chức tín dụng đã phát triển mạnh mẽ với mạng lưới trải rộng khắp cả nước, cung cấp các dịch vụ ngày càng đa dạng cho người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong khi người dân ở thành thị và các doanh nghiệp lớn khá dễ dàng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng thì những người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những người di cư ra thành thị cũng như các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp một số trở ngại khi tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.

Việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân, tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp, dễ bị tổn thương, nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai các nỗ lực thúc đẩy tài chính toàn diện để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển bền vững. Từ năm 2016, NHNN đã được giao làm cơ quan đầu mối điều phối chung về tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Theo đó, NHNN đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện ở Việt Nam. Bằng việc xây dựng chiến lược rõ ràng về tài chính toàn diện, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có tính đổi mới sáng tạo, Việt Nam có thể hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện và bền vững.

Việt Nam được đánh giá là thị trường có dân số đông và trẻ, hơn một nửa dân số sử dụng Internet và mạng xã hội, tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động ở mức cao, đặc biệt xu hướng sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng.

Trong khi đó, chỉ có hơn 30% số người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng. Vẫn còn những phân khúc khách hàng chưa tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

NHNN và hệ thống các ngân hàng Việt Nam đã nhìn nhận được tiềm năng, cơ hội và tiện ích mà FinTech đem lại, nhanh chóng nắm bắt các cơ hội sử dụng công nghệ hiện đại để phát triển sản phẩm đa dạng, thuận tiện hơn, mở rộng độ bao phủ tới nhiều phân khúc khách hàng với chi phí thấp hơn.

Từ năm 2008, NHNN đã cho phép các công ty không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở thí điểm, với các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới như ví điện tử… Đến nay, NHNN đã cấp phép hoạt động thanh toán cho hơn 20 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

NHNN cũng cho phép thử nghiệm một số mô hình hợp tác giữa ngân hàng và các đối tác phi ngân hàng để cung cấp các dịch vụ ngân hàng đại lý/ngân hàng di động. Với sự bùng nổ và tiện ích của công nghệ tài chính, NHNN đã ủng hộ sự hợp tác giữa các công ty FinTech và ngân hàng ở Việt Nam để tạo nên sức mạnh cộng hưởng, đáp ứng nhu cầu phát triển năng động của thị trường, nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện.

Ngày 16/3/2017, NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính để tham mưu, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái và khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FinTech ở Việt Nam phát triển.

Để công nghệ tài chính thực sự góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, NHNN đã bước đầu triển khai nghiên cứu một số lĩnh vực FinTech, làm cơ sở xây dựng các chính sách phù hợp, vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo, vừa đảm bảo sự phát triển hài hòa của FinTech và ngân hàng, kiểm soát rủi ro, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Tiếp thu kinh nghiệm quản lý FinTech ở một số nước, NHNN dự kiến xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho hoạt động FinTech ở Việt Nam.

Kết luận

Fintech được xem là bứt phá lớn về công nghệ trong tài chính. Với những thành tựu đã đạt được và tiềm năng có thể trông thấy trong tương lai, Fintech chắc chắn sẽ còn vươn xa.

Nguồn: Bitcoinvietnamnews
Thảo luận với chúng tôi tại:
Telegram Channel: https://t.me/Syndicator_Official
Telegram Chat: https://t.me/Syndicator_Community
Facebook: https://www.facebook.com/Syndicator.Official/

Tác giả

Theo dõi Syndicator tại