Lý thuyết và thực tiễn của DAOs

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Lý thuyết và thực tiễn của DAOs


DAOs được định nghĩa và phân loại như thế nào?
Binance Research (Jonas)
26/11/2019
————————***————————

Những định nghĩa quan trọng

  • Binance Research định nghĩa DAOs như là “một hình thức tổ chức điều phối nỗ lực và nguồn lực của các cổ đông thông qua một loạt các quy tắc ràng buộc, chính thức và minh bạch được thỏa thuận dưới dạng đa phương”. 
  • Các bản mẫu làm việc của DAOs bao gồm rất nhiều hình thức khác nhau, trong đó bao gồm các blockchain, hệ sinh thái, giao thức, tài nguyên tự nhiên hoặc hợp đồng bảo hiểm tương hỗ.
  • DAOs có thể được phân loại dựa trên nguyên tắc bao gồm bốn yếu tố chính: thỏa thuận đa phương, quản lý tài nguyên, quá trình thỏa thuận và quá trình bỏ phiếu.
  • Có hai lựa chọn cho DAOs và luật pháp:

+ Pháp nhân bao gồm pháp lý: tích hợp DAO vào môi trường lập pháp hiện tại vì điều này cho phép kiểm soát trực tiếp các nguồn lực ngoài chuỗi và tham gia vào các thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý, thường được kích hoạt bởi các quy tắc ví dụ như BBVA hoặc ITAS.

+ Pháp nhân không bao gồm pháp lý: điều này gần hơn với tầm nhìn thuần túy của một hình thức tổ chức độc lập với môi trường lập pháp hiện có, thường được kích hoạt bởi “sự tuân thủ các mã đủ điều kiện”.

  • Khi nói đến việc thứ tự lợi ích giữa các thành viên và DAO – các mô hình khuyến khích bắt nguồn từ nghiên cứu lý thuyết trò chơi là bắt buộc để khắc phục các vấn đề như tình trạng tiến thoái lưỡng nan, quản lý cộng đồng và tránh hành vi byzantine.
  • Cần có thiết kế về các ưu đãi tốt và đặc biệt cho các quyết định của quản trị để khắc phục vấn đề tỷ lệ cử tri cực kỳ thấp: DAOs có khả năng thực sự mở rộng và điều phối một số lượng lớn thành viên vẫn chưa phát sinh.

————————————————*****————————————————

Bằng chứng là sự xuất hiện của một số dự án mới, các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) hiện đang có sự phổ biến mới. Mặc dù các triển khai ban đầu như TheDAO đã xuất hiện từ lâu, nhưng lý thuyết được khái niệm hóa xung quanh DAO vẫn còn ở giai đoạn rất mới. Báo cáo này xem xét hiện trạng, đề xuất phân loại hoạt động DAO và xem xét các nỗ lực liên quan của ngành công nghiệp này.

1. Các tổ chức tự trị phi tập trung

Ngay sau khi Bitcoin trở nên phổ biến như lúc đầu, DAOs nhanh chóng trở thành một giấc mơ mới cho những nhà phát triển và người dùng tiên phong. Ý tưởng về sự xuất hiện của một công cụ kỹ thuật số như Bitcoin đã mở ra vô số cơ hội. Mọi thứ đột nhiên trở nên khả thi.

DAOs hứa hẹn sẽ cách mạng hóa cách chúng ta thiết lập các mối quan hệ kinh tế xã hội. Không một ai thật sự biết làm điều này, nó đã và vẫn đang trong quá trình nghiên cứu khám phá.

Vậy chính xác thì DAOs hứa hẹn điều gì?

Khả năng cấu trúc những cộng đồng có quy mô lớn và tài năng với việc tối thiểu các rào cản gia nhập, ảnh hưởng ngoại lai, và hơn hết là tinh thần của Bitcoin – thoát khỏi việc phụ thuộc vào các tổ chức truyền thống. Trong khi Ethereum đóng vai trò chi phối trong việc kích hoạt DAOs, rủi ro của hợp đồng thông minh liên quan đến ngôn ngữ lập trình của nó. Ngôn ngữ lập trình, trớ trêu thay, cũng là một trở ngại to lớn cho sự hoàn thiện của DAOs.

Tiếp theo, báo cáo này sẽ khám phá tình trạng hiện tại của DAOs. Tuy nhiên, trước khi làm việc đó, chúng ta sẽ phải định nghĩa chính xác một tổ chức tự trị phi tập trung là gì.

Trong trường hợp không tìm được một định nghĩa phổ biến nhận được sự đồng ý của nhiều người, Binance Research xin được đề xuất định nghĩa sau đây cho DAOs:

“Một hình thức tổ chức điều phối nỗ lực và nguồn lực của các cổ đông thông qua một loạt các quy tắc ràng buộc, chính thức và minh bạch được thỏa thuận dưới dạng đa phương”. 

Định nghĩa này bỏ qua công nghệ cơ bản và tập trung kĩ vào chức năng. Nó sẽ được phát triển dựa trên việc từng bước tiếp cận bằng cách phân tích ba yếu tốt cực kì rõ ràng của bất cứ DAO nào: sự phi tập trung, tự trị và các tổ chức.

1.1 Sự phi tập trung:

Thông thường, một trong những yếu tố cốt lõi của bất kì định nghĩa nào về DAO là khái niệm “sự phi tập trung”. Điều này thường xuyên được nhắc đến, nhưng lại chưa được hiểu rõ vì bản thân nó đòi hỏi một sự phân tích chi tiết hơn.

Trong thuật ngữ kỹ thuật số, thuật ngữ “phi tập trung” thường nhắc đến sự phân phối vật lý của phần cứng (các nút hợp lệ và các nút đầy đủ) hoặc sự lan rộng của ảnh hưởng chính trị. Trong trường hợp nay, vế sau sẽ thích hợp. Thay vì phân phối quyền hạn theo cách phân cấp cổ điển, cách tiếp cận chung của bất kì DAO nào là thúc đẩy sự phối hợp trên cơ sở ngang hàng. Yếu tố này có thể được miêu tả như là một quá trình đưa ra quyết định đa phương.

“[…] được thỏa thuận dưới dạng đa phương”.

1.2 Sự tự chủ

Yếu tố chính thứ hai của bất cứ DAO nào là tự động hóa, được miêu tả như là khả năng tự quản lý.

Khả năng tự quản này phát sinh từ việc sử dụng hợp đồng thông minh để quy định các quy tắc mã hóa phần mềm cho bất kỳ DAO nào. Theo đó, một DAO được quản lý bởi một loạt các quy tắc ràng buộc, chính thức và minh bạch được thỏa thuận dưới dạng đa phương. Những hợp đồng thông minh tương ứng có thể thực hiện các hàm tổ chức một cách tự động, mà không cần quan tâm tới sự tham gia hoặc vắng mặt của bất cứ bên nào khác.

[…] thông qua một loạt các quy tắc ràng buộc, chính thức, và minh bạch […].

Sự tự chủ của bất cứ DAO nào có thể được khái quát như là “mức độ mà các hợp đồng thông minh quản lý hoạt động”. 

Khi tiếp nhận một góc nhìn mới về kinh tế học thể chế, chúng ta sẽ có thể miêu tả tất cả các hoạt động bằng các chuỗi giá trị. Sự miêu tả này đặc biển chính xác cho hệ sinh thái giao dịch không dựa trên sự tin tưởng (giữa các cá nhân). Khả năng của một DAO để tạo ra các chuỗi giá trị, nghĩa là hoạt động một cách tự động – sau đó xoay quanh khả năng phân bổ và quản lý tài nguyên (ví dụ như tiền). Sự tự chủ của bất kì DAO nào sẽ được liên kết với sự kiểm soát trực tiếp của DAO trên các tài nguyên.

“[…] nỗ lực và nguồn lực của […]”.

1.3 Tổ chức

Bằng cách tập trung vào những gì bị chi phối bởi các thỏa thuận đa phương và cách DAO kiểm soát tài nguyên, hai yếu tố đầu tiên này trước hết xác định phạm vi đánh giá của bất kỳ DAO nào.

Bên cạnh phạm vi đánh giá, phải có sự đồng thuận cuối cùng về cách hoạt động trong phạm vi được đa phương hóa theo thỏa thuận tự trị. Về cơ bản, câu hỏi là: làm thế nào một DAO có thể quyết định những thành phần nào nó có quyền kiểm soát?

Để trả lời câu hỏi này, cần xem xét một số sự cân nhắc và quá trình ra quyết định tiếp theo.

Việc cân nhắc phải chính thức hóa một số quy trình thảo luận đã được thống nhất, có thể là tùy ý hoặc dựa trên quy tắc. Thông thường, thảo luận về các đề xuất sau đó được bỏ phiếu. Theo định nghĩa, quy trình bỏ phiếu này phải được tiến hành theo chuỗi, vì nếu không thì không thể có sự chắc chắn về việc tuân thủ quy tắc.

“Một hình thức tổ chức phối hợp […].”

Nói chung, cách duy nhất để khởi động hình thức tổ chức này – DAO – là sử dụng công nghệ sổ cái phân tán, thứ có khả năng thực hiện các hợp đồng thông minh. Các thỏa thuận theo hợp đồng cũng bảo vệ các bên liên quan chống lại các vi phạm hợp đồng bằng cách cung cấp các biện pháp phản đối tới mức như sự ép buộc của nhà nước. Tuy nhiên, không giống như hợp đồng thông minh, không thể hạn chế phạm vi hành động đủ điều kiện bằng cách kiểm tra các yêu cầu đối với các quy tắc xác thực doanh nghiệp và do đó khiến hợp đồng (thông minh) vi phạm là không thể.

2. DAO: một tổ chức nhiều mặt

2.1 Các hình thức DAO

Sau khi hiểu rõ hơn về khái niệm DAO là gì, chúng ta sẽ xem xét các triển khai thực tế của chúng. Nó đã được mô tả cụ thể rằng thực thể tổ chức này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ví dụ, chúng có thể là:

  • Một blockchain: Ví dụ như DASH, đưa một phần của phần thưởng khối của họ vào nhóm đầu tư có thể được phân bổ bởi các thành viên. Có thể cho rằng, ngay cả Bitcoin cũng nên được coi là một DAO (nguyên thủy), vì nó thúc đẩy mạnh mẽ các khuyến khích để thực thi một chức năng cụ thể, ví dụ như, đồng ý về trạng thái của bộ UTXO.
  • Một hệ sinh thái: một số DAO như Aragon chẳng hạn, đã tạo ra một hệ sinh thái toàn diện – bao gồm các ứng dụng, hệ thống tư pháp kỹ thuật số và hơn thế nữa.
  • Một giao thức: tính đến thời điểm hiện tại, DAO thành công nhất chắc chắn là MakerDAO. MakerDAO và DAI của nó là một phần cốt lõi của ngăn xếp DeFi hiện tại và chủ yếu được chi phối bởi những người nắm giữ MKR, các thành viên DAO.
  • Bảo hiểm tương hỗ: NexusMutual cho phép bảo vệ chống lại rủi ro hợp đồng thông minh bằng cách đảm bảo chống lại sự thất bại của hợp đồng thông minh.
  • Tài nguyên tự nhiên: các nhà hoạt động xã hội và kinh tế từ lâu đã đặt câu hỏi tại sao những thứ không phải con người có thực thể hợp pháp nên là các tổ chức. New Zealand, ví dụ, đã cấp quyền phát triển hợp pháp cho một dòng sông. Ví dụ rõ ràng hơn, Terra0 đang cố gắng tạo ra một DAO để cho phép các khu rừng tự quản bằng cách bán đấu giá giấy phép để khai thác cây, tích lũy vốn để mua và cuối cùng là sở hữu. Cuối cùng, “rừng DAO” này có thể sử dụng vốn của mình và không chỉ tự mua bản thân chúng, mà cả các khu rừng xung quanh. Trong khi điều này nghe có vẻ kì lạ, cấu trúc như vậy khá độc đáo và cho phép nhận ra các yếu tố thường bị bỏ quên. Cung cấp các yếu tố để tạo ra khả năng tham gia vào một thị trường trên một sân chơi bình đẳng, có thể là bước đầu tiên để hạn chế các tác động bên ngoài của hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, có lẽ, điều này xoay quanh việc tôn trọng và thực thi các quyền của những cộng đồng đó.

2.2 Phần hỗ trợ

Sự xuất hiện của DAO nhận được sự hỗ trợ to lớn bởi nhiều hệ điều hành (OS), cho phép DAO có thể nhanh chóng thiết lập và sử dụng các giải pháp giống như plug-and-play. Các khung phần mềm phổ biến nhất, hiện đang trở nên phổ biến, là Aragon, DAOstack và Colony. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các dự án này vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển và nhiều trường hợp trong chúng chỉ là bản thử nghiệm. Aragon là hệ điều hành trưởng thành nhất hiện nay. Các hệ điều hành này được bổ sung với, đôi khi là các khung phần mềm phân bổ quỹ tối giản như Moloch, MetaCartel và TheDAO. 

Biểu đồ dưới đây thể hiện các hệ điều hành hỗ trợ DAO phổ biến nhất, chúng được xác định dựa trên số lượng dự án sử dụng hợp đồng thông minh tương đương và tổng số lượng USD được định giá đang được khóa trong chúng.

Biểu đồ 1 – Lượng USD của các tài sản bị khóa (kể từ 15/11/2019)

lockedassets
Source: Binance Research

Biểu đồ 1 cho thấy rằng, với số lượng (USD được định giá) tài sản bị khóa trong hợp đồng thông minh của DAO, TheDAO rõ ràng vượt trội hơn các DAO khác. Đáng chú ý, đối với TheDAO, định giá tài sản (ví dụ như Ether) được dùng từ 2016. Sử dụng định giá hiện tại dẫn đến việc giá trị tài sản ròng của TheDAO đã tăng lên theo hệ số 10.

Biểu đồ 2 – Số lượng các DAO được triệu tập/ kêu gọi vốn thành công

successnumber
Source: Binance Research

Biểu đồ 2 nhấn mạnh số lượng các DAOs đã tồn tại. Tuy nhiên, thay vì tiến hành phân tích từng trường hợp của các DAOs được triệu tập, hay các hệ điều hành hỗ trợ DAO khởi nguồn, phân tích này sẽ tập trung vào một viễn cảnh vĩ mô.

3.  Phân loại

Với sự giảm dần của các rào cản gia nhập, ngày càng có nhiều dự án sẽ sử dụng một trong các khung phần mềm DAO hiện có để thiết lập DAO của riêng họ. Và đó chính xác là lý do tại sao cần có một khuôn khổ giúp phân cụm DAO một cách có hệ thống. 

Vì lí do này, Binance Research đề xuất một hình thức phân loại theo cấp bậc để phân loại các DAO dựa trên các yếu tố được xác định trước đó của DAO: phạm vi đánh giá các thỏa thuận đa phương, quản lý tài nguyên, quá trình thảo luận và bỏ phiếu.

Nói chung, mỗi sự phân loại là một bài tập sắp xếp nhằm mục đích giải thích cho tất cả các tính năng khác biệt đồng thời phát huy tiềm năng của chúng. Tuy nhiên, đồng thời, sự phân loại này không được phép chồng chéo lên nhau. Do đó, các yếu tố phân loại sẽ loại trừ lẫn nhau nhưng tương đối toàn diện.

Quan trọng nhất, các nguyên tắc phân loại chỉ tính đến các yếu tố khác biệt và liên quan nhất. Các phép phân loại không nên là các cấu trúc hoàn chỉnh cho phép các sự triển khai của các vấn đề tiềm năng. Vì lý do này, các phép phân loại của DAO chỉ bao gồm bốn thành phần chính. Các lựa chọn thiết kế trong các yếu tố này có thể có tác động trở lại đối với một số khía cạnh khác của DAO, điều này sẽ được đề cập ngắn gọn ở phần sau nhưng nó không phải là phần thật sự quan trọng và thiết yếu. 

Phép phân loại của Binance Research được xếp lớp và cấu trúc như sau:

  • Bậc 1: Yếu tố cốt lõi
  • Bậc 2: Lựa chọn thiết kế loại trừ lẫn nhau
  • Bậc 3: Biến thể triển khai tự do

Biểu đồ 3 – Tổng quan về các yếu tố phân loại DAO

overview

3.1 Điều gì định nghĩa “DNA” của các tổ chức tự trị phi tập trung?

Có thể phân biệt rõ ràng giữa các yếu tố phân loại DAO. “D” và “A” trong DAOs được xác định bởi phạm vi của các thỏa thuận đa phương và việc quản lý tài nguyên. Một cách khác để đóng khung các yếu tố này là xem xét chức năng của bất kỳ DAO nào. Vậy có phải mục tiêu của DAO là một số phân phối quỹ (MolochDAO) hoặc thiết kế hệ thống, (ví dụ: quyền quản trị được liên kết với Token MKR của MakerDAO)?

Tuy nhiên, việc phân loại này không nhằm mục đích phân bổ DAO vào các danh mục được xác định trước đó. Nó chỉ đơn thuần là một khung có khả năng thu thập dữ liệu trên nhiều nền tảng nhằm giúp xác định các cụm DAO sau này.

3.1.1 Phạm vi của các hiệp định đa phương

Phạm vi của thỏa thuận đa phương xác định mức độ mà các quyết định được thỏa thuận giữa các bên. Sự khác biệt chính trong yếu tố phân loại này là liệu phạm vi của các thỏa thuận đa phương có bị hạn chế hay không.

Trong trường hợp chúng bị hạn chế, cần phải phân biệt rõ hơn dựa trên những gì được miễn trừ khỏi thỏa thuận đa phương. Nói chung, miễn trừ có thể được kết hợp trong ngôn ngữ tự nhiên hoặc trong phần mềm. 

Đây là một sự phân biệt có liên quan với nhau, vì phương tiện được chọn xác định cách thực hiện thay đổi nội dung của nó. Chúng ta bắt buộc phải nâng cấp phần mềm, bởi vì các văn bản ngôn ngữ tự nhiên thiếu tính cưỡng chế cứng rắn và các thông tin hướng dẫn không rõ ràng. Việc thay đổi sang các văn bản ngôn ngữ tự nhiên, chẳng hạn như cấu tạo làm rõ các giá trị cốt lõi cụ thể, có thể được coi là ít thiết thực hơn so với nâng cấp phần mềm. Tuy nhiên, các văn bản ngôn ngữ tự nhiên vẫn có thể được yêu cầu để thể hiện ý tưởng một cách tinh tế hoặc giải thích và liên kết với các hợp đồng pháp lý hiện có. Mặt khác, việc nâng cấp phần mềm không chỉ ràng buộc mà còn liên quan đến các yếu tố hoạt động cốt lõi, chẳng hạn như các hợp đồng thông minh đã được triển khai, hoặc đề xuất các thay đổi đối với giao thức blockchain gốc nếu DAO chạy trên blockchain của nó.

Ngoài ra, còn có hai nguyên nhân khác để giải thích cho cấu trúc này:

– Cần lưu ý rằng việc đồng ý tham gia không được xem là một thỏa thuận đa phương trong bối cảnh này. Khái niệm về các thỏa thuận đa phương đã được đưa ra để phản ánh việc giảm thiểu phân cấp quyền lực và quyết định hơn giữa các bên. Việc thống nhất với một bộ các quy tắc được định trước không thể làm cho quá trình đưa ra quyết định trở nên bình đẳng và hợp tác được. Tương tự, việc từ chối cũng được loại trừ khỏi phạm vi nhưng sẽ được đề cập gián tiếp trong chương về bỏ phiếu.

– Ẩn trong khái niệm này là sự phân biệt chung giữa các cơ chế ngang và dọc. Các cơ chế theo chiều ngang phản ánh việc sao chép và tạo thành một chiến lược rút lui tự nguyện và bỏ qua mọi vấn đề quản trị. Điều này khá là liều lĩnh, tuy nhiên, các hệ thống mạng hiện có sẽ ảnh hưởng và có thể phá vỡ sự liên kết trong nhóm. Vì lý do này, phần lớn các cơ chế quản trị theo chiều ngang thường bị bỏ qua, thay vào đó người ta sẽ có thể đánh giá chi tiết hơn về các cơ chế quản trị theo chiều dọc, kết hợp trực tiếp các giải pháp trên các hợp đồng thông minh có thể xếp chồng lên nhau.

3.1.2 Quản lý tài nguyên

Như đã được nhắc đến ở phần đầu, vấn đề quản lý tài nguyên có những ảnh hưởng sâu sắc đến quyền tự chủ của bất kỳ DAO nào. 

Việc sử dụng tài nguyên trên chuỗi độc quyền cho phép DAO trực tiếp thực hiện kiểm soát và bắt đầu công việc thông qua một hợp đồng thông minh mà có thể hoặc không thể nâng cấp được. Tùy thuộc vào việc thiết lập chính xác hợp đồng thông minh tương ứng, sẽ có thể đảm bảo sự trao đổi giữa mức độ của thỏa thuận đa phương và tính khả thi (ví dụ như khả năng nâng cấp), đồng thời cũng sẽ có thể tránh được rủi ro đối tác. 

Khi sử dụng tài sản ngoài chuỗi (ví dụ như tiền tệ fiat), cá nhân hoặc pháp nhân (trong thuật ngữ pháp lý là thực thể hợp pháp) phải được chỉ định quyền kiểm soát đối với các tài sản tương ứng. Điểm liên hệ hợp pháp này có quyền kiểm soát pháp lý đối với các tài sản ngoài chuỗi, do đó có thể gây ra rủi ro đối tác. Thậm chí còn có thể lạm dụng thẩm quyền pháp lý đối với tài sản của DAO và bỏ qua các quyết định của DAO (ví dụ như tạo sự tin tưởng rồi lừa đảo).

3.2 Chuyển từ DNA sang vận hành tổ chức tập trung

Các sự khác biệt lớn giữa các DAO nhắm đến không chỉ phạm vi hoặc chức năng mà còn nhắm vào cách vận hành tổ chức của DAO. Nói chung, khía cạnh tổ chức của DAO được xác định bởi hai yếu tố khác nhau: thảo luận và bỏ phiếu.

Theo định nghĩa được phát triển ban đầu, các quy tắc của DAO phải là “một quy tắc ràng buộc, chính thức và minh bạch”. Để xem cách DAO, “một DAO trong thế giới hoang dã” thực sự là như thế nào, người ta sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn cho yếu tố phân loại “thảo luận” – liệu đây là một sự cân nhắc được dựa trên quy tắc hay tùy ý ?

3.2.1 Các cuộc thảo luận

Các cuộc thảo luận dựa trên quy tắc có thể được thực hiện trên chuỗi thông qua việc bỏ phiếu trước. Ý tưởng cốt lõi là một hợp đồng thông minh được sử dụng để cài đặt như phụ trách lưu trữ cơ sở dữ liệu Token hoặc dự đoán thị trường. Vì các cài đặt này dựa trên các hợp đồng thông minh, tất cả chúng đều có tính ràng buộc, chính thức hóa và minh bạch. 

Ngoài ra, một cuộc thảo luận dựa trên quy tắc cũng có thể được thực hiện ngoài chuỗi bằng cách liên kết một sự kiện hợp đồng thông minh với một hợp đồng pháp lý. 

Nếu cuộc thảo luận này không dựa trên các quy tắc, nó phải mang tính chất tùy ý. Theo định nghĩa, các cuộc thảo luận tùy ý phải dựa trên một phương tiện ngoài chuỗi. Đây có thể là các hợp đồng pháp lý không được khởi xướng hoặc liên kết trực tiếp với các hợp đồng thông minh của DAO, hoặc, thông thường hơn, sẽ là các diễn đàn hoặc các dịch vụ tin nhắn khác nhau. 

Các cuộc thảo luận tùy ý được liên kết với nhau thường kéo theo một cuộc thảo luận dựa trên danh tính ngoài chuỗi, nó sẽ được đề cập trong một giao dịch trên chuỗi, một khi đã đạt được thỏa thuận ban đầu. Bằng cách này, một cuộc thảo luận mở và không chính thức sẽ có thể được tích hợp vào hệ thống dựa trên quy tắc. 

Hầu hết các khung DAO (ví dụ, Aragon hoặc Metacartel) đã sử dụng các diễn đàn (chủ yếu là dùng bút danh) để cho phép thảo luận ngôn ngữ tự nhiên của các thành viên.

3.2.2 Cấu trúc bỏ phiếu

Tính năng khác biệt cho cấu trúc bỏ phiếu của DAO là việc bỏ phiếu dựa trên cổ phần lưu động hay giá trị. Theo ý kiến ​​của Binance Research, việc bỏ phiếu và tư cách thành viên trong DAO thực chất được liên kết với nhau, vì một thành viên phải có khả năng báo hiệu quan điểm của mình. 

Khái niệm về cổ phần lưu động mô tả quy trình bỏ phiếu được thực hiện bằng mã Token dựa trên cổ phần và có thể chuyển nhượng. Việc triển khai có thể tuân theo cấu trúc bỏ phiếu dành riêng cho người dùng, và xác định thêm liệu mã Token thuộc về nội bộ hay ngoại lai.

Điều này dựa trên giả định rằng DAO luôn sử dụng quyền bỏ phiếu được mã hóa. Hậu quả là, sự khác biệt thực sự ở đây phát sinh từ các thông tin được thể hiện bằng các quyền biểu quyết này – tức là, trong trường hợp có bỏ phiếu chuyên dụng. Liệu rằng quyền biểu quyết là mã Token nội bộ, do DAO phát hành để trở thành người có quyền bỏ phiếu, hay chúng là mã Token ngoại lai và do đó chỉ đại diện cho cam kết tài chính? 

Tại thời điểm này, chúng ta nên công nhận, nhưng nhanh chóng chuyển sang phần sau, rằng tính thanh khoản đó có thể có tác động đáng kể đến khả năng người dùng nhập hoặc thoát DAO với mã Token nội bộ như vậy. Nếu không có nhu cầu hoặc nguồn cung ở các thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp, một hệ thống như vậy vốn đã bị thiếu sót, mở ra các sự kiện dài hạn thú vị. 

Việc bỏ phiếu cổ phần lưu động không chỉ chuyên dụng mà còn được hoạch định. Sự khác biệt này xác định mức độ mỗi mã Token đại diện cho một phiếu bầu. Các lựa chọn thay thế cho việc thiết lập đơn giản như vậy có thể là phương pháp bỏ phiếu Vitalik’s Quadratic, trong đó chi phí bỏ phiếu đang tăng theo phương pháp bậc hai, hoặc các chức năng khác trong đó n Token sẽ đại diện cho m phiếu bầu. 

Bên cạnh đó, bỏ phiếu cũng có thể dựa trên giá trị thay vì cổ phần. Đương nhiên, điều này vẫn sẽ liên quan đến mã Token. Tuy nhiên, các mã Token này sẽ không được chuyển nhượng tự do, mà chỉ hiển thị mức độ nổi bật của bất kỳ chủ sở hữu nào. Ý tưởng ở đây là việc sở hữu các Token không thể được di chuyển cho bất kỳ mục đích nào ngoài việc bỏ phiếu, vì vậy chúng sẽ bị hạn chế sử dụng nội bộ. Đúng với tên gọi, các mã Token như vậy thường sẽ được phát hành dựa trên giá trị và hoạt động của một cá nhân. 

Sự khác biệt ở đây là mức độ nhận dạng đang diễn ra. Có phải quy trình nhận ra thành viên sẽ dựa trên địa chỉ tài khoản? Nếu vậy, nó sẽ mở ra cơ hội cho các cá nhân được đại diện nhiều lần. Mặt khác, liệu nó sẽ dựa trên ID chính phủ hay các mạng truyền thông xã hội (ví dụ như xử lý Twitter, IG ID, v.v.)? Tương tự như các mã Token dựa trên cổ phần, mã Token không có giá trị chuyển nhượng vẫn sẽ được hoạch định.

3.3 DAO còn có những gì?

Các lựa chọn được thiết kế tương ứng trong các yếu tố trên có thể tác dộng đến nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn như:

  • Gia tăng rủi ro hợp đồng thông minh: trong chính truyền thống của TheDAO, DAO vẫn có nguy cơ thất bại trong hợp đồng thông minh. Trong trường hợp các thiết lập trở nên phức tạp hơn, sẽ đòi hỏi nhiều hơn, thường tương tác hợp đồng thông minh, rủi ro hợp đồng thông minh sẽ trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, xác minh chính thức mã hợp đồng thông minh hoặc bảo hiểm có thể có thể khắc phục hoặc quản lý rủi ro này.
  • Gia tăng các chức năng giá trị: Ở một mức độ nào cấu trúc được chọn sẽ cho phép cải tiến tiếp theo với các yếu tố như ủy quyền hoặc bỏ phiếu bí mật? Liệu có thể dùng cơ cấu đòn bẩy cho cấp độ của ID (áp dụng cho cổ phần lưu động và cổ phần giá trị) cho thành viên đang tham gia  – thành viên mới có thể cần phải được ủng hộ, tức là, được giới thiệu bởi một thành viên đang tham gia. Danh sách này có thể dễ dàng được sử dụng.
  • Sự liên kết xã hội: một trong nhiều yếu tố đóng góp cho hoạt động và cơ sở thành viên của DAO là việc không bị ràng buộc về thủ tục khi rời khỏi DAO. Thật kỳ lạ là những hiểu biết về sự gắn kết xã hội có thể được rút ra từ một nghiên cứu về hiệu ứng tượng trưng của một đám cưới. Đồng thời, tính biểu tượng của việc gắn bó suốt đời đã khiến các cặp vợ chồng ổn định hơn so với các cặp đôi chỉ đăng kí dân sự – phép loại suy gợi ý rằng các hiệu ứng tương tự có thể đạt được trong việc xác định và đóng khung thành viên DAO phù hợp.
  • Năng lực giải quyết tranh chấp: có khả năng bị ảnh hưởng bởi các lựa chọn cách thiết kế các quá trình thảo luận và bỏ phiếu.
  • Mức độ tự chủ: rất có thể bị ảnh hưởng bổ sung bởi môi trường rộng lớn hơn của DAO. Các câu hỏi để dẫn chứng sẽ là liệu DAO đang hoạt động trên một blockchain độc quyền hay ngoại lai, hoặc là chi phí để thực hiện một cuộc tấn công kiểm duyệt sẽ là bao nhiêu.

4. DAOs và luật pháp

Có một điều thú vị là mối liên hệ giữa DAO và môi trường lập pháp hiện đang thay đổi. Trên thực tế, kết nối đầu tiên thực tế lại là nỗ lực để từ chối mối liên hệ giữa DAOs và luật pháp, đơn giản là không muốn liên hệ với môi trường pháp lý. Ví dụ như TheDAO muốn tồn tại độc lập với bất kỳ luật pháp nào, tuy nhiên, chiến lược như vậy chỉ dẫn đến việc từ bỏ quyền kiểm soát đối với cách quản lý hợp pháp dành cho DAO.

Nếu bạn không thành lập một cấu trúc pháp lý cho một thực thể do con người tạo ra, các tòa án sẽ áp đặt một cấu trúc cho bạn. Và đối với quan hệ đối tác, nếu không được chính thức hóa hoặc tạo ra một cách thận trọng, sẽ là một thứ rất tồi tệ.Stephen D. Palley

Về cơ bản, DAO, phải có một pháp nhân. Một thực thể pháp lý cũng cho phép các DAO sau đó tích hợp các hợp đồng thông minh và hợp pháp. Cho đến bây giờ, có hai chiến lược có thể được làm rõ:

  • DAO có thể tạo ra một thực thể pháp lý cho phép họ từ chối bất kỳ khu vực pháp lý nào. Tuy nhiên, điều này sẽ có tác động trở lại đối với khả năng quản lý các quỹ ngoài chuỗi của DAO.
  • DAO có thể cố gắng tích hợp đầy đủ và tận dụng một trong những cấu trúc pháp nhân được tạo gần đây để có được sự thuyết phục về mặt pháp lý.

Chiến lược đầu tiên liên quan đến một DAO bằng cách sử dụng phương thức trì hoãn mã đủ điều kiện (QDC) để từ chối. QDC chủ yếu dựa trên nghiên cứu của Gabriel Shapiro và có thể được mô tả bởi các thành viên đồng ý với điều lệ DAO, bằng cách đó, bị mất quyền tranh chấp hợp pháp kết quả và các hoạt động của hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, bởi vì QDC của Shapiro bao gồm thiết lập một hiệp hội các cá nhân không hợp nhất, nên các DAO không thể có được sự thuyết phục về mặt pháp lý. Vì vậy, các DAO như vậy sẽ không thể tham gia các thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý và kết quả là sẽ không thể quản lý trực tiếp các nguồn lực ngoài chuỗi. 

Chiến lược thứ hai ít triệt để hơn và chỉ nhằm mục đích tích hợp hoàn toàn các DAO vào trong môi trường lập pháp bằng cách đạt được thực thế pháp lý. Thực thể pháp lý có thể đạt được bằng nhiều cách khác nhau và không chỉ cho phép DAO thực hiện kiểm soát tài sản ngoài chuỗi mà cũng cho phép chúng tham gia vào các thỏa thuận hợp đồng và đưa ra biện pháp bảo vệ trách nhiệm cho người tham gia. Do đó, đây là điều kiện tiên quyết để liên kết các hợp đồng thông minh và hợp pháp. 

Ví dụ như đạo luật ITAS của Malta cho phép DAO được chứng nhận là thiết bị công nghệ sáng tạo và sau đó đạt được thực thể pháp lý. Tương tự như vậy, Virginia đã thông qua một dự luật cho phép DAOs bầu chọn trở thành một công ty trách nhiệm hữu hạn dựa trên blockchain (BBVA). Đáng chú ý là điều này đã thành sự thật, ví dụ như là dOrg. 

Một khi DAO được hợp nhất và có tính thuyết phục pháp lý, nó có thể sẽ tích hợp các hợp đồng pháp lý (thuật ngữ là wet law) và hợp đồng thông minh. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để đạt được mục tiêu này:

  • Điểm khởi đầu ban đầu là nỗ lực – thay vì viết mã hợp đồng thông minh – chỉ viết một văn bản nhằm thể hiện ý định pháp lý.
  • Ngoài ra, mã code có thể là một văn bản chỉ mô tả sự sắp xếp theo hợp đồng. Tuy nhiên, thay vào đó, việc ràng buộc về mặt pháp lý cho những động thái đầu tiên này là những nỗ lực ban đầu tương tự như những vụ hack nhanh chóng và không phải là những giải pháp ràng buộc.
  • Một cách tiếp cận hoàn thiện hơn là chuyển đổi các thỏa thuận ngôn ngữ tự nhiên thành các đối tượng hợp đồng mà máy có thể đọc được. OpenLaw đang làm điều này với ngôn ngữ đánh dấu của nó.

Mặc dù việc kết hợp các hợp đồng thông minh với luật pháp còn ở giai đoạn khá thô sơ, tuy nhiên, đó là một cách tiếp cận thực tế nhằm phản ánh các ý kiến ​​nêu trong lý thuyết pháp lý đương đại.

5. Có gì trong nguyên lý Il cho các DAO?

Machiavelli đã viết nguyên lý ban đầu với mục đích dạy cho một quý tộc trẻ cách điều hành một môi trường thể chế rất đặc biệt. Vậy Machiavelli sẽ giới thiệu gì cho DAO? Môi trường cần phải điều hành là gì và môi trường này sẽ liên quan đến môi trường thể chế hiện tại như thế nào? Cho đến nay, có 193 quốc gia tại Liên Hợp Quốc và hơn 275 khu vực pháp lý trên toàn thế giới. Chỉ riêng tại Liên minh châu Âu, có hơn 40.000 đạo luật hợp pháp, 15.000 phán quyết của tòa án và 62.000 tiêu chuẩn quốc tế. 

Môi trường đáng lo ngại này trong lịch sử nhằm để hạn chế sự không chắc chắn, với sự tin cậy của dữ liệu phụ thuộc hoàn toàn vào trách nhiệm của nhà cung cấp. Nếu có một hệ thống pháp lý có khả năng thực thi luật pháp của mình chống lại sự công cộng và do đó trở thành thực thể được quy định (ví dụ nhà cung cấp dữ liệu), thì có thể buộc họ phải chịu trách nhiệm về dữ liệu sai. 

Kết quả là các giao dịch trong cơ sở dữ liệu truyền thống đều được công nhận chính thức bởi luật pháp. 

Tuy nhiên, chúng chỉ trở thành cuối cùng nếu chúng được thi hành, do đó đòi hỏi cần có một số mức độ tin cậy trong môi trường thể chế. Đặc biệt đối với các hoạt động quốc tế liên quan đến nhiều khu vực pháp lý khác nhau, rủi ro liên quan thường sẽ được khuếch đại. Quản lý rủi ro này có thể rất tốn kém (ví dụ thông qua bảo hiểm và dịch vụ của các bên thứ ba). 

Mặt khác, trong các quy trình và thông tin dựa trên DLT, uy tín dữ liệu được đảm bảo không phải bởi bên thứ ba (Davidson, Sinclair, De Filippi và Potts, 2016), nhưng bằng các ưu đãi kinh tế. Tại sao điều này lại liên quan đến các DAO? 

Bởi vì nó cho thấy sự xung đột vốn có sẽ xảy ra bất cứ khi nào DAO tương tác với thế giới thực, bất kể là trực tiếp (ví dụ: sử dụng tài khoản ngân hàng) hoặc gián tiếp (ví dụ: sử dụng mã thông báo đại diện cho tài sản). Một trong những luật pháp tiến bộ nhất liên quan đến việc token hóa đến từ Lichtenstein, nơi các token được định nghĩa là các thùng chứa cho (tất cả các loại) tài sản vật chất và do đó được bảo vệ bởi hệ thống pháp lý đã được thiết lập. 

Điều này chắc chắn là một tiến bộ đáng kể,  đồng thời nó cũng phục hồi nhu cầu cho một hệ thống pháp lý cấp cao hơn. Trong phạm vi mà chúng ta cần tránh sự liên kết với môi trường thể chế được thiết lập, một cấu trúc như vậy sẽ không đủ. Một kịch bản thực tế hơn và ít lý tưởng là trong trường hợp DAO không hoàn toàn thay thế, mà là bổ sung cho các hình thức tổ chức hiện có. Như vậy, chúng cũng cần được tích hợp vào môi trường thể chế rộng lớn hơn và do đó sẽ được hưởng lợi đáng kể từ việc này và các nỗ lực liên quan khác.

6. Kết luận

Có phải các DAO đã phát triển thành những giấc mơ lớn của những người đam mê trong giờ đầu tiên không? 

Có lẽ là không, nhưng thiếu sót của The DAO đã được khắc phục; một số khung DAO đang đi tiên phong và ngày càng có nhiều yếu tố hỗ trợ (ví dụ: xác minh chính thức các hợp đồng thông minh) đang tiến triển nhanh chóng. Trong khi đó, môi trường lập pháp được thiết lập đang ngày càng nâng cao nhận thức về token hóa và thiết bị công nghệ đổi mới sáng tạo. 

Tuy nhiên, không có báo cáo nào về DAO có thể được hoàn thành mà không đề cập đến hệ thống khuyến khích của DAO cần phải được triển khai để điều phối các thành viên. Các ưu đãi được bắt nguồn vững chắc trong lý thuyết trò chơi và là một phần không thể thiếu của bất kỳ DAO nào. Cần phải hiệu chuẩn cẩn thận để thành công trong việc tránh các vấn đề như thảm kịch chung, hành vi byzantine, lý thuyết tác nhân chính hoặc tình huống tiến thoái lưỡng nan của Song đề tù nhân (là một trò chơi có tổng không bằng không (non-zero sum) trong lý thuyết trò chơi (game theory). 

Các khuyến khích không nhất thiết phải tích cực, nhưng cũng có thể liên quan đến hình phạt cho các hành động có thể tránh được. Hơn nữa, có thể các lợi ích được đầu tư không ngắn gọn, vì chúng có thể ngày càng bị làm suy yếu bởi khả năng sử dụng các dẫn xuất khác nhau. Ví dụ, một người nắm giữ số lượng token lớn có thể có lợi ích kinh tế từ việc cố tình phá vỡ một DAO và rút ngắn mã token liên quan. 

Tuy nhiên, thiết kế khuyến khích cho DAO vẫn là một lĩnh vực mới. Cần phải xem liệu thử nghiệm, các hệ thống điều hành hoàn thiện của DAO, và tự điều chỉnh có đủ hay không hoặc liệu có phải áp dụng mã quản trị Blockchain chung hay không. Quản trị theo hướng ưu đãi phụ thuộc vào nhiều biến số khác nhau và liên quan đến nhiều yếu tố thiết kế của phân loại đề xuất. Nhiều nghiên cứu lý thuyết trò chơi được thực hiện vượt quá phạm vi của báo cáo này. Do đó, các ưu đãi vẫn chưa thể tìm được đường vào phân loại làm việc được đề xuất. 

Việc lĩnh vực này vẫn còn cần được phân tích nghiêm ngặt cũng được thể hiện rõ trong các cử tri của DAO hiện tại. Khi nhìn vào tỷ lệ tham gia từ các DAO trên bảng, điều này trở nên rõ ràng. Do giao diện người dùng được thiết kế tốt, các đề xuất quản trị Aragon (AGP) là một ví dụ. Trung bình, AGP có tỷ lệ tham gia là 6% của tất cả các mã token ANT (mã token quản trị Aragon) đến từ ít hơn 50 địa chỉ duy nhất. 

Các số liệu này cho thấy rõ ràng rằng DAO vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua để đạt được mục tiêu được tuyên bố là thiết bị mở rộng trực tiếp siêu cấp và phối hợp hiệu quả một số lượng lớn thành viên DAO. 

Báo cáo này được truyền cảm hứng từ một hội thảo Devcon V được tổ chức bởi Gnosis và được đóng góp bởi nhiều nhận xét ​​từ Philippe Honigman.

7. Tài liệu nghiên cứu

·     Cambridge Dictionary (2019). “Autonomous”. Accessible online at: https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/autonomous

·       COALA (2018). “Governance Of Blockchain Systems”. Available online at: https://coala.global/wp-content/uploads/2019/02/BRI-COALA-Governance-of-Blockchains.pdf

·       Crumley (1995). “Heterarchy and the analysis of complex societies.” Available online at: http://web.sonoma.edu/users/p/purser/Anth590/crumley%20heterarchy.pdf

·       Elrifai (2019). “6 Basic legal principles of DAO’. Available online at: https://www.youtube.com/watch?v=6Vi39duSpeY

·       Honigman (2019) “What is a DAO”. Available online at: https://medium.com/hackernoon/what-is-a-dao-c7e84aa1bd69

·       Hacker (2017). Corporate Governance for Complex Cryptocurrencies? A Framework for Stability and Decision Making in Blockchain-Based Organizations. Available online at: https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2998830

·       Leblebici (2019). Vertical and Horizontal Coordination Mechanisms. Available online at: https://www.coursera.org/lecture/designing-organization/4-1-3-vertical-and-horizontal-coordination-mechanisms-Af9kH

·       Markežič and Blaj (2019). “Legally DAO”. Available online at: https://docs.google.com/presentation/d/108Q0ACj7MNU5PGhgwzlVzT7tZ-m4VFeCDxsT_r1klhA/edit#slide=id.g56c3efd1e2_1_0

·       Pasquale (2018). A Rule of Persons, Not Machines: The Limits of Legal Automation. Available online at: https://digitalcommons.law.umaryland.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=2616&context=fac_pubs

·       Popper (2016). “A Hacking of More Than $50 Million Dashes Hopes in the World of Virtual Currency”. Available online at: https://www.nytimes.com/2016/06/18/business/dealbook/hacker-may-have-removed-more-than-50-million-from-experimental-cybercurrency-project.html

·       Shapiro (2019). “Drafting wet contracts in a smart contract world”. Available online at: https://www.youtube.com/watch?v=hzbMPLxiht4

·       Verstraete (2017). “The Stakes of Smart Contracts.” Available online at: https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3178393

·       Walch (2019). “Deconstructing ‘Decentralization’: Exploring the Core Claim of Crypto Systems”. Available online at: https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3326244

Nguồn: Binance Research – Dịch và biên tập bởi Mandy – Syndicator Team
Group giao lưu và thảo luận: https://www.fb.com/groups/BinanciansVietnam

Tác giả

S'Mann

S'Mann

Founder & CEO @Syndicator

Theo dõi Syndicator tại