Human Protocol

Issue Price
Block Explorer
Website
Twitter
Whitepaper

Token Release

Human Protocol – Thị trường nhân lực toàn cầu trên nền tảng Blockchain

Human Protocol - Thị trường nhân lực toàn cầu trên nền tảng Blockchain - Syndicator
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

TL;DR

  • Human Protocol là gì?
  • Các vấn đề mà Human Protocol giải quyết
  • Tại sao phải xây dựng hệ thống Blockchain
  • Những thành phần có trong Human Protocol
  • Staking
  • Tổng kết

Human Protocol là gì?

Ngày nay, tiềm năng Machine Learning nói chung và data nói riêng đang càng ngày càng được công nhận.

Điều này đã được nhà sáng lập World Wide Web (WWW) – Tim Berners Lee xác nhận:

“Data (dữ liệu) là thứ vô cùng quý giá và sẽ có giá trị lâu dài hơn bất cứ hệ thống nào đang điều phối chúng.”

Tỷ phú người Mỹ Vinod Khosla, người đồng sáng lập Sun Microsystems cũng cho rằng:

 “Trong 10 năm tới, data và phần mềm sẽ có vai trò trong lĩnh vực y dược lớn hơn so với bất kỳ công nghệ sinh học nào.”

Và Human Protocol nhận thấy được tầm quan trọng của Machine Learning trong tương lai cũng như nguồn lực bị thao túng một cách lãng phí bởi các tập đoàn Big Tech lớn. Human Protocol muốn tận dụng nguồn nhân lực đó chính là những người sử dụng internet hằng ngày, họ đang bị bắt phải lao động mà không hề hay biết gì về nó.

Hơn thế nữa Human Protocol muốn tạo ra một bước đột phá mới về machine learning: máy móc sẽ trực tiếp đi hỏi chúng ta về dữ liệu hoặc những sai sót của chính nó chứ chúng ta không cần thu thập dữ liệu rồi chuyển sang cho nó nữa.

Các vấn đề mà Human Protocol giải quyết

1. Khả năng học hỏi của máy:

Hiện nay khả năng của machine learning (máy học) vẫn còn đang bị rất hạn chế, chỉ 1% nếu so với tiềm năng thực sự của chúng.

Điều này là bởi vì quá trình xây dựng nên một hệ thống machine learning quá phức tạp và rối rắm. Hệ thống machine learning cần dữ liệu đầu vào được đưa ra bởi con người nhưng sự chọn lọc thủ công của con người sẽ hạn chế đi khả năng đạt được mục tiêu của máy học vì dữ liệu đầu vào cần phải được chính xác và lựa chọn một cách phù hợp.

Ví dụ như khi chúng ta xây dựng một hệ thống nhận diện các loại rượu chẳng hạn, nếu như người đưa dữ liệu cho máy không thể phân biệt được đâu là soda và đâu là rượu thì khi đưa dữ liệu vào cho máy thì máy sẽ nhận diện soda là rượu và rượu là soda.

Đấy là một trong những ví dụ điển hình cho sự rắc rối của việc chọn lọc và chỉnh sửa dữ liệu trong machine learning. Nhận thấy được điều đó, Human Protocol xây dựng nên một nơi cho phép chính bản thân các máy móc này đi hỏi con người rằng dữ liệu mà chúng cần là gì? Và những điều nó được dạy thông qua các dữ liệu trước đó có đúng hay không? Đây quả thật là một bước tiến lớn cho machine learning.

2. hCaptcha

Tại sao lại là hCaptcha? “Chẳng phải nó chỉ là một công cụ trên website giúp tránh spam và bot hay sao ?” Đây là một suy nghĩ rất phổ biến của mọi người về hCaptcha, họ vẫn ngày ngày xác thực để chứng minh rằng mình không phải robot mà không nhận ra được tiềm năng to lớn của việc mà mình đang làm miễn phí.

Như đã nói bên trên, Machine Learning cần dữ liệu đầu vào thật chuẩn xác và số lượng dữ liệu phải thật lớn để độ chính xác của máy móc tăng lên. Khi chúng ta sử dụng hCaptcha, chúng ta chọn những bức ảnh theo yêu cầu như: chiếc xe đạp, đèn giao thông, xe cứu hoả,…. Việc này trong chuyên ngành Machine Learning gọi là dán nhãn, những bức hình mà chúng ta đã dán nhãn chính xác sẽ được Google mua lại để đào tạo cho hệ thống Machine Learning (máy học) của họ.

Thật bất ngờ đúng không nào? Tại sao một việc lớn lao như vậy mà chúng ta lại làm nó miễn phí ? Human Protocol cũng sẽ xây dựng một hệ thống kết nối các giao thức xác thực giống như hCaptcha vào một nơi và cho phép tổ chức, quản lý và trả thưởng cho người dán nhãn. Thật tuyệt đúng không nào?

Tại sao lại xây dựng hệ thống blockchain?

Nhờ vào các tính năng của Blockchain, hợp đồng thông minh của Human Protocol sẽ có thể đảm bảo được rằng các công việc đã được tiếp nhận, hoàn thành và trả thưởng một cách công bằng và đáng tin cậy.

Những thành phần có trong Human Protocol:

  • Contract Originator: Phần mềm tạo ra Smart Bounty cho công việc được giao. Chịu trách nhiệm cho thêm các Smart Bounty mới vào blockchain thay cho các Requester, gửi bản kê khai đến cho Reputation Agent xác thực và sau đó mã hoá các bản kê khai đã được xác thực. Hiện tại thì CO được duy trì bởi đội ngũ của Human Protocol thông qua REST APT trong tương lai sẽ là mã nguồn mở
  • Mining Server: Những website sử dụng hCaptcha được nhúng thêm script để host ở bên Exchange
  • Mining Client: Người dùng của những website dùng làm Mining Server
  • Exchange: Sẽ bao gồm cổng REST API, Blockchain Monitor và người phân bổ công việc. Lưu trữ các thông số của Mining Server, lưu trữ “điểm uy tín” được trả về từ Recording Oracle. Exchange cũng sẽ được sử dụng để ngăn chặn sớm các hành động xấu gây hại cho hệ thống
  • Recording Oracle: Nhận yêu cầu từ Mining Client, theo dõi phản ứng, trả về có/không (liệu Mining Client có hoàn thành công việc chưa ?), update “điểm uy tín”.
  • Reputation Oracle: Giám sát blockchain, update blockchain để chi trả HMT bằng smart bounty, update điểm uy tín ở Exchange và Mining Server
  • Requester: Người tạo ra yêu cầu công việc, có thể là người đang xây dựng model Machine Learning và cần thêm dữ liệu hoặc chính máy móc trở thành Request
  • Smart Bounty: Được khởi tạo bởi Requester thông qua Contract Originator. Smart Bounty sẽ lưu trữ các thông tin như: loại yêu cầu(dán nhãn hình ảnh, cào dữ liệu,v.v…), số lượng câu trả lời cần cho yêu cầu đó (số lượng data), số tiền thưởng, thời hạn,v.v….

Staking

Thông thường, các mạng lưới khác sử dụng tính năng staking như một công cụ hỗ trợ cho mạng lưới có thêm sức mạnh cũng như công cụ chống bán tháo token. Nhưng với Human Protocol thì khác, Human Protocol sử dụng staking như một công cụ đảm bảo công bằng và hạn chế gian lận. Vì hệ thống của Human Protocol không có một đơn vị nào nắm giữ quyền lực xác thực mọi chuyện.

Ví dụ, cùng một công việc được rao lên marketplace nhưng có 2 người Worker (người làm việc) muốn nhận, Worker A có 1000 HMT trong khi Worker B có 100 HMT thì Worker A sẽ được ưu tiên nhận công việc và nếu như Worker A không thể hoàn thành được công việc thì họ sẽ mất số HMT đã stake. Cũng như vậy với Job Requester.

Tổng kết

Tiềm năng của Machine Learning hiện tại vẫn còn bị giới hạn khá nhiều và có thể Human Protocol có thể sẽ là bước đột phá cho Machine Learning khi người dùng và thậm chí máy móc có thể tự đưa ra yêu cầu để tự học hỏi, tự chỉnh sửa cấu trúc của nó. Hơn thế nữa, Human Protocol còn giúp khai phá tiềm lực của nguồn nhân lực toàn cầu và giúp họ được chi trả công bằng khi đóng góp một phần sức lực vào việc đào tạo các model máy học. Human Protocol hứa hẹn sẽ là một dự án tiềm năng trong tương lai khi đội ngũ của Human Protocol là những người có kinh nghiệm dày dặn trong ngành Data.

Human Protocol Community

Website | Twitter | Telegram | Github

Tác giả

Theo dõi Syndicator tại

Human Protocol

Issue Price
Block Explorer
Website
Twitter
Whitepaper

Token Release