Syndicator.vn xin giới thiệu loạt bài nổi tiếng trên thế giới: Kinh Thánh Trong Giao Dịch Crypto – Phần 1 của tác giả Daniel Jeffries
Bạn đang muốn trade trong thị trường Crypto ?
Bạn thấy nhiều người thu về lợi nhuận 3000% và cũng muốn được như vậy.
Bạn không hề muốn khoản lãi 10% nhỏ nhoi mỗi năm trong thị trường chứng khoán cũ kỹ. Chỉ mấy ông cụ mới chơi. Bạn muốn nghỉ công việc hiện tại, không cần số tiền đó nữa. Tôi nói có đúng không?
Có lẽ là bạn đang mơ trở thành Jordan Belfort, hay Sói già phố Wall ?
Hoặc có thể bạn muốn là một baller,shot-caller – từ lóng để chỉ một người nào đó thực sự sành điệu và giàu có ? Bạn muốn có một cái gì đó hoành tráng hơn, một ngôi biệt thự thật lớn, nhiều siêu xe đắt giá hay những du thuyền với siêu mẫu đang cười khúc khích xung quanh bạn trong một bộ bikini gợi cảm.
Bạn không sợ hãi bởi vì Đức Phật của Phố Wall luôn ở bên để giúp bạn đạt được giấc mơ huy hoàng đó !
Còn đây là tôi : tôi sống trong căn hộ một phòng, ngủ trong bồn tắm và đi trực thăng đến cơ quan vì sợ kẹt xe.
Tất cả những thứ này, và HƠN THẾ NỮA, có thể là của bạn!
Đến gần đây, tôi sẽ nói cho bạn bí kíp tối hậu, tuyệt mật để làm giàu siêu tốc từ thị trường crypto .
Sẵn sàng chưa?
Bí kíp tuyệt mật là… KHÔNG CÓ GÌ CẢ.
Hả, cái gì?
Đúng vậy đó.
Không có bất kỳ bí kíp làm giàu nào cả. Ai nói với bạn như vậy thì họ đang cố bán cái gì đó thôi.
À phải, tôi cũng… chưa có trực thăng.
Dĩ nhiên, Crypto thật sự mang lại lợi nhuận cao nhất trong lịch sử. Và bạn hoàn toàn có cơ hội để kiếm được khoản tiền khá. Vậy hãy nói về việc đầu tư crypto một cách đúng đắn.
Tôi không giấu diếm sự thật rằng tôi là một người tin tưởng vào thành công lâu dài của crypto, tôi tin rằng đó là công nghệ đột phá sẽ lan tỏa khắp thế giới, tái cơ cấu lại mọi khía cạnh xã hội. Giống như bạn tôi Chris Dixon, tôi tin rằng Bitcoin có thể dễ dàng có giá $100.000 mỗi đồng vào một ngày nào đó, mặc dù tôi không đồng ý với các dự đoán Bitcoin lên $500.000 của John McAfee, ít nhất trong vòng ba năm nữa. Phải cần có thời gian lâu hơn. Tôi đã nói về lý do tại sao trong bài viết này của tôi
Chúng ta sắp nói về tiền tươi nhé các bạn. Không giống nhiều bác ở thị trường này, trading không phải mối quan tâm chính của tôi, nhưng cũng như mọi người tôi cũng thích kiếm được nhiều tiền.
Bạn kiếm tiền từ Cryptocurrency như thế nào?
Hãy thật cẩn thận .
Các câu hỏi
Câu hỏi 1
Câu hỏi đầu tiên mà bạn phải tự vấn bản thân, đó là bạn có khoản tiền nhàn rỗi nào để đầu tư hay không?
Tiền nhàn rỗi nghĩa là sao?
Bất ngờ là SEC (Ủy ban giao dịch và chứng khoán Hoa Kỳ) đã có những chỉ dẫn rất hay về vấn đề này.
Họ đang cố gắng bảo vệ mọi người khỏi việc mất tiền mà họ không đáng phải mất.
Nhưng cơ quan này không thể bảo vệ bạn trong thị trường crypto nên bạn phải tự thân vận động, tự chịu trách nhiệm và tự bảo vệ mình.
Tôi đã từng thấy một anh bạn đăng bài về việc anh ta thế chấp xe hơi, thua lỗ toàn bộ khi trade crypto và bị vợ đá ra khỏi nhà. Trước đó anh ta tham gia vào nhóm “shit coin pump”, nghĩa là một nhóm trader hợp sức mua một coin khối lượng thấp để đẩy giá nó to-the-moon và rồi xả hàng vào mặt những người dại dột đến sau. Không nên. Đừng như anh chàng đó nhé.
Chỉ đầu tư những gì bạn có thể mất.
Nếu bạn không có sẵn nhiều tiền, hãy đầu tư ít thôi. Đừng có dùng hết tín dụng hoặc “vay nóng” một anh chàng người quen nào đó, bạn sẽ trắng tay sớm thôi.
Câu hỏi 2
Câu hỏi thứ hai bạn cần tự hỏi bản thân là:
Bạn sẽ mua và hold hay là làm trader ?
Đây là hai việc rất, rất khác nhau.
Theo cách nhìn toàn cảnh, chiến thuật đúng đắn cho hầu hết mọi người đó là mua và hold. Tìm một vài cryptocurrency nổi tiếng như Bitcoin, Ethereum, Dash, hoặc Litecoin , mua và bỏ vào ví lạnh, giấu trong tủ áo và quên nó đi. Đừng đọc tin tức, đừng lo lắng về những dự đoán hay những cú sụp giá mà những trang tin thường đăng. Chỉ cần mua, hold và quên đi. Trong một hay hai năm nữa, đào chúng lên, bán một ít và mua thêm một ít. Lặp lại cho đến khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên nếu bạn muốn trade, đó là một vấn đề hoàn toàn khác. Điều đó có nghĩa là bạn muốn vào và ra khỏi thị trường. Quy luật cuộc chơi rất đơn giản:
Mua giá thấp, bán giá cao.
Vậy thôi sao?
Nói thì dễ hơn làm đấy.
Có hai phần trong cuộc chơi này:
- Kiếm được tiền
- Giữ được nó
Hầu hết đều thua thảm ở phần hai. Mọi người đều kiếm được tiền ở thị trường tăng để rồi trả lại hết ngay sau đó.
Vậy có nghĩa là bạn không nên trade? Không phải. Tôi yêu trading !
Vào những ngày bạn chiến thắng, bạn vinh quang tột cùng.
Vào những ngày xấu, bạn thật thảm hại. Bạn mất ngủ, rụng tóc, mất cả bạn bè và tiền bạc. Bạn tuyệt vọng, tức giận.
Vậy tại sao lại phải chơi chứ?
Bởi vì trading là cuộc chơi tối hậu.
Bạn đang đối đầu với những trader khác, trong điều kiện thiếu thông tin, trong một chiến trường bế tắc, cũng như chống lại những bộ óc điên khùng, tàn bạo và chống lại chính bản thân bạn. Sức mạnh tinh thần, cảm xúc và đức tin đều đang chống lại bạn. Những điều nhảm nhí họ dạy cho bạn trong trường kinh doanh về việc đưa ra quyết định lý trí với phân phối thông tin hoàn hảo chỉ là nhảm nhí, hoàn toàn nhảm nhí.
Chỉ cần bắt đầu giao dịch được 5 phút là sẽ thấy sự nhảm nhí đó.
Thị trường không lý trí, và cả con người cũng vậy. Chúng ta là những tạo vật với sự sợ hãi, cảm xúc bao trùm.
Đầu tiên, thông tin không bao giờ được phân phối công bằng.
Chúng ta đang chơi với những mảnh thông tin rời rạc và trong màn sương chiến tranh bao phủ. Tệ hơn, chúng ta có những mức độ khả năng xử lý thông tin đó khác nhau. Nghĩa là tất cả chúng ta đều có phần ngu ngốc. Nếu bạn không đủ sáng suốt, thì cho dù bạn có bao nhiêu thông tin đi chăng nữa, bạn cũng chẳng làm được điều gì với nó.
Và hầu hết chúng ta đều không đủ sáng suốt.
Tất cả chúng ta đều có một hệ thống niềm tin ngu ngốc và thần kinh dự đoán có vấn đề, chúng chống lại ta bất kỳ lúc nào trong cuộc sống.
Nếu bạn hỏi một nhóm người bao nhiêu trong số họ là những tay lái “trên trung bình”, hầu hết đều sẽ giơ tay. Điều này thật vô lý. Chúng ta không thể đều “trên trung bình” vì cần phải có người “dưới trung bình”, nhưng tất cả đều tin như vậy.
Cho dù bạn là một trader giỏi, bạn cũng không thể miễn nhiễm với loại thần kinh điên loạn như vậy. Nếu bạn nghĩ bạn có thể, đó lại là một đức tin thần thánh nào đó. Trong lúc tôi viết bài này, tôi đã thực hiện không chỉ một mà là hai giao dịch BTC sai lầm.
Tôi biết giao dịch đó là sai lầm.
Nhưng tôi vẫn làm.
Tôi đang viết bài này (không tập trung lắm) nhưng tôi sợ bỏ lỡ cuộc vui, sai lầm gấp đôi.
Quy tắc số 1
Quy tắc số một: Nếu bạn bỏ lỡ một giao dịch, tránh xa thị trường. Cơ hội sẽ đến vào lần tới.
Nhưng tôi có tuân theo không? Không. Bởi vì tôi là một tạo vật bao trùm bởi sự sợ hãi và cảm xúc giống như các bạn vậy. FOMO (Fear of missing out) đã khống chế tôi. FOMO có thần lực mạnh mẽ và không phải bạn hoặc bất kỳ ai kháng cự được. Cho dù bạn giỏi đến đâu đi nữa, bạn sẽ thường xuyên tự bắn vào chân mình.
Khi tôi trade trong thị trường cổ điển, thôi không thể kể hết bao nhiêu lần mà những trader giỏi, trader chuyên nghiệp thốt lên “thật vô lý, thị trường sai rồi”.
Không, thị trường luôn luôn đúng.
Bạn mới sai.
Hoặc là bạn chấp nhận điều đó và kiếm được tiền, còn không bạn chỉ mất tiền và than thở rằng đáng lẽ thị trường phải hợp lý hơn mới phải.
Vấn đề là hầu hết trong chúng ta đều đang xem một bộ phim trong đầu về cuộc sống, thay vì nhận ra những thứ đang ở trước mũi. Ở mức độ mà thực tế không còn đúng với những gì chúng ta nghĩ về nó, chúng ta xuôi theo những gì chúng ta muốn nghĩ về nó. Với hầu hết thì vứt bỏ đức tin cũng giống như phải đối diện với cái chết. Họ thà chết, theo đúng nghĩa đen, còn hơn phải thay đổi suy nghĩ.
Điều này không có tác dụng với thị trường. Thị trường là một bài học về sự khiêm nhường. Bạn sẽ học được cách nhìn mọi việc theo đúng bản chất thay vì theo cách bạn muốn nó hoặc bạn sẽ bị dẫn ra sau vườn và bị đánh bằng vòi nước. Nói cách khác bạn sẽ mất tất cả tiền bạc như gã ngốc đã bán xe để chơi với thị trường. Thị trường tuân theo thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin và không có sự thương xót ở đây.
Để tôi cho bạn một ví dụ cách mà đức tin chống lại bạn trong Game of coins (hay Cuộc chiến coin quyền).
Một trong những trader tôi hay theo dõi đó là Wolf Of Poloniex. Nói thẳng ra tôi không phải là thành viên của “Wolf Pack”, một nhóm thành viên trả tiền để vào nhóm tín hiệu riêng. Tôi chỉ theo dõi các dấu hiệu lớn của thị trường mà anh ta đăng trên Twitter. Bởi vì, tôi thích tự nghiên cứu, tin tưởng vào bản thân và đi theo quyết định của mình, dù đúng hay sai.
The Wolf là một trader nhanh, táo bạo và phù hợp với phong cách cá nhân của tôi. Những nhận định của anh ta thường mang về cho tôi rất nhiều tiền . Một câu hỏi bạn cần hỏi mọi trader là “họ có đúng không?”. Không ai luôn luôn đúng.
Thực ra, kể cả trader giỏi nhất trong số giỏi cũng sai nhiều hơn đúng. Những trader vĩ đại nhất kiếm được tiền chỉ trong 20% các giao dịch. Phần lớn các giao dịch còn lại chỉ mang lại khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ khiêm tốn.
Vậy làm cách nào chúng ta biết được một người đúng hay sai, một cách khách quan?
Đơn giản thôi.
Kể cả tài khoản ngân hàng cũng có có lúc lên lúc xuống.
Vậy đấy.
Một hệ thống hoàn hảo. Nhị nguyên. Bạn sẽ thắng hoặc thua. Không có khoảng giữa.
Nếu tài khoản của tôi tăng lên, và tôi theo dõi chỉ dẫn của anh ta cẩn thận, lúc đó anh ta đúng. Nếu tôi cứ mất tiền, thì anh ta sai.
Nhưng hầu hết không nhìn theo chiều hướng đó. Rất nhiều bạn thấy mọi lời chỉ dẫn của anh ta đều rác rưởi. Tại sao lại như vậy?
Bởi vì tính cách của TheWolf rất thẳng thừng và không làm vừa lòng nhiều người. Anh ta thích việc tranh cãi với ai bảo anh ta sai. Mỗi khi anh ta đăng một kèo, mọi người nhanh chóng phản hồi và gọi anh ta là đồ ngu, đồ khốn, chuyên gia đưa hướng dẫn lỗi. Họ muốn anh ta thất bại.
Lý do là họ không thể tách biệt giữa những giao dịch và tính cách của anh ta. Đấy là hai thứ hoàn toàn không liên quan. Cho dù anh ta có dễ mến hay không cũng chả vấn đề gì. Bản thân tôi thích gã đó nhưng cũng không liên quan nốt. Ngoại trừ những người không thể và sẽ không thấy theo hướng đó.
Con người có xu hướng quá gắn bó với ý kiến của họ. Đốt hết ý kiến của bạn đi. Ý kiến của bạn không có giá trị trong thị trường.
Nếu bạn nghĩ thị trường sắp tăng nhưng nó lại giảm, bạn nghĩ sai rồi. Hết. Mặc kệ đi! Tiến lên! Nhưng mà con người yêu ý kiến của họ. Họ bấu víu lấy nó một cách tuyệt vọng.
Chúng ta luôn cư xử như vậy.
Bộ não chúng ta đầy rẫy những cạm bẫy tinh thần như vậy.
Tự cho mình “đúng” khi sai là cách tuyệt vời nhất để mất tiền.
Bạn có biết rằng có tới 38% dân số không biết rằng đảng nào bảo thủ hơn tại Hoa Kỳ. 38% ! Thực tế là hầu hết đều không bầu cử dựa trên chính trị thật sự. Họ chọn người mà họ thích và hướng quan điểm của mình về phía người đó, cho dù người đó có tư tưởng hoàn toàn đối lập với bản thân họ.
Làm gì có thể loại nào ngu ngốc như thế?
Chào mừng đến với loài người.
Chúng ta dễ mắc phải các loại tinh thần vô lý như vậy.
Vậy với các lỗi chất xám như vậy, làm thế quái nào mà chúng ta có thể giao dịch tốt được?
Có hy vọng không?
Có.
Cải thiện khả năng giao dịch
Để bắt đầu, tốt nhất bạn nên đọc sách.
Chúng ta đều có nhiều điều cần phải học và càng sớm học hỏi chúng ta sẽ càng giỏi hơn. Mục tiêu là phải học thêm điều mới mỗi ngày trong suốt cuộc đời.
Cuốn sách này tập trung vào các thị trường truyền thống, tuy nhiên hầu hết các quy tắc mà ông đưa ra có thể dễ dàng được áp dụng cho các thị trường mật mã. Lý do tại sao các nhà giao dịch mới bị mất tiền trên trang đầu tiên là đáng giá của toàn bộ cuốn sách.
Trader mới mất tiền bởi vì họ:
* Vào lệnh quá lớn
* Vào lệnh không có mục tiêu, nói cách khác – đánh bạc
* Giao dịch quá nhiều
* Giao dịch với những coin rác giá thấp
* Dùng đòn bẩy quá cao
Giao dịch với đòn bẩy lớn trong crypto giống như là đang chơi với lửa. Đừng làm điều đó nếu bạn không phải là trader chuyên nghiệp. Thị trường crypto dịch chuyển quá nhanh và bạn có thể dễ dàng mất tiền vay mượn và không trả nợ nổi. Không nên.
Điều đó dẫn ta đến sự khác biệt giữa thị trường truyền thống và thị trường crypto.
Thị trường crypto biến động với tốc độ của tên lửa.
Khi một người nói đến thị trường cần một đến hai tuần để dịch chuyển, trong thế giới song song của crypto, mọi chuyển động chỉ tính theo ngày. Chúng ta đã từng chứng kiến thị trường sụp đổ hơn 40%, chuyển hẳn sang xu hướng giảm, nhưng rồi chỉ cần hai ngày để phục hồi và tạo mức cao mới. Biến động nhanh như vậy đấy.
Đây là lý do mà các trang báo lớn không thể hiểu được crypto. Họ thường xuyên đăng tải rằng Bitcoin đã hết thời và đã chết vĩnh viễn. Thật hài hước.
Vấn đề là truyền thông đại chúng đã quen với cuộc chơi tốc độ chậm. Crypto là một thế giới khác, với đẳng cấp hoàn toàn khác.
Crypto là thị trường chứng khoán của thế hệ máy tính.
Nó được duy trì bởi những người mà tuổi thơ chưa bao giờ thiếu Internet. Với họ internet giống như cây cỏ vậy, lúc nào cũng ở quanh ta. NYSE đến từ những ngày của mực và giấy gỗ. Khi Forbes, CNN hay FOX báo cáo thị trường giảm trong thị trường chứng khoán truyền thống, họ thường đúng trong một khoản thời gian ngắn. Rằng thị trường sẽ đóng băng vài tháng. Với Crypto nó có thể trở nên nóng rực ngay ngày mai.
Với tốc độ bẻ cong ánh sáng.
Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) hay còn gọi là học các khuôn mẫu của biểu đồ, hoạt động rất tốt trong giao dịch crypto. Linh tính cho tôi biết đó là vì hầu hết người trade crypto đều rành công nghệ và chúng ta đều dễ bị thu hút bởi PTKT bởi nó rất phù hợp với bộ óc kỹ thuật. Nó giúp họ trở thành nhà tiên tri tự thân. Nó có tác dụng bởi vì có rất nhiều cỗ máy giao dịch đang hoạt động. Bạn sẽ giao dịch với các bot trên sàn giao dịch, và chúng không có lựa chọn nào khác ngoài tự ra quyết định dựa trên đường trung bình động, pull back, breakout và các thao tác khác mà người hâm mộ PTKT yêu thích.
Một lý do mà PTKT hiệu quả là vì nó hoàn toàn dựa vào tâm lý học. Ai cũng muốn chốt lời và cắt lỗ. Sau một đợt tăng nhất định, nó sẽ giảm. Điều này hoàn toàn tự nhiên.
Thị trường thực sự không có gì ngoài những ảo tưởng chung về sự vô thức tập thể của chúng ta, sự phỏng chiếu những hy vọng, giấc mơ và nỗi sợ hãi.
Bạn cũng cần nhớ, PTKT không phải là quả cầu tiên tri.
Không phải lúc nào PTKT cũng hiệu quả. Nó rất khó để đúng nhưng lại rất dễ để sai, và dễ bị ảnh hưởng bởi các tín hiệu giả. Nhưng dù gì thì vẫn là một công cụ hữu ích. PTKT đã cứu tôi vô số lần và giúp tôi tránh khỏi những đợt sụp giá lớn.
Cuốn sách cuối cùng trong danh sách của tôi là cuốn sách tôi luôn yêu thích: One Up on Wall Street , bởi nhà đầu tư huyền thoại Peter Lynch. Ông đánh bại thị trường trong mười lăm năm. Theo thống kê, thì hầu hết các nhà giao dịch đều phá sản sau mười năm. Rất nhiều lời khuyên trong cuốn sách, như đảm bảo bạn mua nhà trước khi đầu tư vào cổ phiếu, đã lỗi thời. Ngôi nhà thường xuyên là một hố tiền khổng lồ của nợ cho những người trẻ ngày nay. Nhưng lời khuyên đầu tư của ông là vô tận và áp dụng cho bất kỳ thị trường nào.
Đầu tư giá trị
Đầu tư vào những gì bạn hiểu rõ là một cách tự nghiệm tốt. Warren Buffet thường từ chối đầu tư vào những loại công ty như công ty công nghệ mà mọi người đều chú ý, bởi vì ông ấy không hiểu rõ công nghệ. Bởi vì ông ấy không hiểu nên không thể đưa ra những quyết định đúng lúc, và ông ấy quyết định đứng ngoài cuộc. Đừng có mua một coin chỉ vì nó sắp lên mặt trăng, hay vài gã “thầy bà” trên Telegram nói rằng nó là “kèo ngon”.
Trong crypto, đầu tư giá trị nghĩa là không mua một lố những coin rác. ICO lúc nào cũng có và tạo ra những coin mới chảy vào thị trường, hứa hẹn lợi nhuận cao. Một trong số chúng sẽ mang về lợi nhuận một ngày nào đó. Nhưng hầu hết sẽ về hư vô trong vài năm nữa thôi.
Cá nhân tôi, tôi chỉ đầu tư vào những coin “cơ sở hạ tầng” hoặc “coin đa tính năng” phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Tôi có một lịch sử xây dựng hệ thống bởi vì tôi làm quản trị hệ thống trong hơn một thập kỷ qua.
Ethereum, Bitcoin, QTUM và Tezos có nhiều mục đích khác nhau. Pot Coin thì không.
Trong nhiều năm, như các trader giỏi khác, Peter Lynch kiếm được hầu hết gia tài từ 20% những giao dịch “đại thắng” và thua lỗ hoặc kiếm được con số nhỏ lẻ từ 80% giao dịch khác.
80/20 là công thức.
Bạn sẽ không thể làm tốt hơn thế đâu, cho dù bạn có thể làm được trong vài năm. Rồi cuối cùng bạn cũng sẽ trở về mốc trung bình. Thống kê là như vậy. Và toán học là Chúa trời. Nó vận hành mọi việc xung quanh đây và mọi nơi khác.
Và dĩ nhiên, cho dù bạn có đọc hết sách này sách nọ, hãy luôn nhớ rằng:
Không hề có công thức bí mật.
Thực ra là có.
Công thức bí mật là bản thân bạn.
Nghe thật vô lý nhưng đúng là vậy đấy.
Cách để trở nên giỏi hơn đó là hãy tham gia cuộc chơi. Không có gì thay thế được cho kinh nghiệm cá nhân.
Điều này đúng cho mọi thứ trong cuộc sống.
Bạn phải xông vào chiến trường. Bạn phải tham gia cuộc chơi. Nếu không bạn sẽ không học hỏi được gì cả.
Đọc hết quyển sách là một chuyện, bạn còn phải làm theo nữa.
Khi áp lực xuất hiện và cảm xúc chống lại bạn và bạn phải chứng kiến hàng ngàn đô la bốc hơi trong phút chốc, bạn tranh cãi với bạn gái và đổ lỗi vì cô ta rủ bạn đi ăn mà bạn mới mất tiền (đức tin thần thánh), và bởi vì bạn không thể theo dõi biểu đồ như diều hâu săn mồi, lúc đó bạn sẽ hiểu ra.
Đây không phải là trò đùa.
Đây cũng không phải là nói suông. Nó chỉ vừa mới xảy ra với tôi tuần trước.
Nhưng tôi học hỏi mỗi ngày.
À và tôi cũng kiếm được tiền nữa. Tôi chỉ nổi điên vì không thể kiếm được nhiều hơn. Đó là khi tôi hiểu rằng tôi cần phải nghỉ ngơi và không làm gì cả trong một ngày. Tôi dậy trễ, đi dạo một vòng, ăn buổi sáng thật ngon, và xin lỗi vì đã là một gã tồi với người phụ nữ của tôi.
Lời Kết
Bạn cần phải nạp năng lượng.
Bạn không nhất thiết phải bắt được mọi cơn sóng.
Hãy ra ngoài. Ngắm hàng cây, nghe chim hót, chơi với bọ trẻ và thú cưng. Nói ngắn gọn là hãy làm những điều có ích cho cuộc sống.
Thị trường sẽ vẫn đang chờ bạn trở lại.
Vấn đề là: bạn sẽ gặp sai lầm, và đó là lúc bạn học hỏi. Đó là cách duy nhất.
Nhưng nếu bạn để câu trích dẫn huyền thoại của Teddy Roosevelt vĩ đại làm định hướng cho cuộc sống và trong giao dịch, và nếu bạn may mắn, bạn đã thật sự sống trong cuộc đời :
Không phải là lời chỉ trích, không phải là người có thể chỉ ra cách mà người mạnh mẽ vấp ngã, cũng không phải là cách những người nhiệt huyết có thể làm mọi thứ tốt hơn. Công trạng sẽ thuộc về người đàn ông thật sự đứng trong chiến trường, người mà khuôn mặt bị tàn phá bởi bụi, mồ hôi và máu; người chiến đấu một cách dũng cảm, người phạm sai lầm, người thất bại hết lần này đến lần khác, bởi vì không có nỗ lực nào mà không gặp sai lầm hay thất bại; nhưng những người đó mới thật sự ra sức để hành động; người biết đến lòng nhiệt huyết vĩ đại, sự thành tâm vĩ đại; người đắm mình vì những mục đích cao cả; người thành công biết đến mọi vinh quang chiến thắng, người thất bại ít nhất cũng đã thất bại khi dám đương đầu, để không phải ngang hàng với những linh hồn lạnh lẽo và cô tịch không bao giờ biết đến chiến thắng hay thất bại.
Tác giả: Daniel Jeffries
Lưu ý: Nội dung trên hoàn toàn do ý kiến chủ quan của tác giả, không nhằm mục đích khuyến khích hay quảng cáo đến người đọc.