perpetual-protocolPerpetual Protocol
$ 1.03
Issue Price
$1.2
Block Explorer
Website
Twitter
Whitepaper

Token Release

A Deep Dive Into Perpetual Protocol (PERP)

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

TL;DR

  • Perpetual Protocol là một giao thức về giao dịch hợp đồng vĩnh viễn phi tập trung cho phép đòn bẩy lên đến 20 lần đối với các vị thế LONG và SHORT trên bất kỳ tài sản nào
  • Tính thanh khoản được đảm bảo với cơ chế vAMM – là cơ chế sử dụng một hàm toán học để xác định giá của một tài sản và sau đó tạo điều kiện cho việc trao đổi hai hoặc nhiều tài sản. vAMM của Perpetual Protocol có cơ chế tương tự, nhưng khác ở chỗ nó không lưu trữ loại tài sản nào bên trong AMM
  • Không cần sự tồn tại của các nhà cung cấp thanh khoản, nhưng vAMM vẫn hoạt động: các nhà giao dịch tự cung cấp tính thanh khoản cho mỗi giao dịch.
  • Người nắm giữ PERP có thể trở thành người staking bằng cách stake token PERP mà họ sở hữu vào Staking Pool. Đổi lại, những người staking này sẽ nhận được thưởng một phần phí giao dịch bằng stablecoin (USDT) cộng với phần thưởng PERP.
  • Oracle về giá của Chainlink sẽ được sử dụng cho Perpetual Protocol
  • Tổng cung ban đầu: 22,462,500 PERP (chiếm 15%). 7,5 triệu PERP sẽ có sẵn trên Balancer LBP vào ngày 9/9/2020 để người mua tham gia.
  • Binance Labs, Multicoin Capital, Alameda Research … là những cái tên đáng chú ý nhất trong số những nhà đầu tư chiến lược với Perpetual Protocol
    Key Metric

Historical Price

Perpetual Protocol là gì?

Perpetual Protocol là một giao thức hợp đồng vĩnh viễn phi tập trung cho mọi tài sản, được thực hiện bởi Trình tạo thị trường tự động ảo (vAMM).

Giống như Uniswap, các nhà giao dịch có thể giao dịch trực tiếp với vAMM mà không cần nhà cùng cấp thanh khoản. Các vAMM cung cấp tính thanh khoản trên chuỗi được đảm bảo với giá cả có thể dự đoán (sử dụng oracle của ChainLink) được thiết kế để trung lập với thị trường và được thế chấp hoàn toàn.

Người nắm giữ PERP có thể trở thành người staking bằng cách stake token PERP mà họ sở hữu vào Staking Pool. Đổi lại, những người staking sẽ nhận được thưởng một phần phí giao dịch bằng stablecoin (USDT) cộng với phần thưởng PERP.

Sự khác biệt giữa AMM của Uniswap và vAMM của Perpetual Protocol

  • Về cơ bản, AMM của Uniswapp được xác định bởi hàm x * y = k, trong đó x và y là 2 loại tài sản mã hoá mà bạn gửi vào Pool thanh khoản. Số lượng có sẵn của hai tài sản này thiết lập mức giá bạn có thể trả để hoán đổi theo một trong hai hướng. Khi cung x tăng thì cung y giảm và ngược lại. Kết quả là k không đổi và thanh khoản luôn có sẵn mặc dù giá ngày càng cao khi bạn tiếp cận các điểm cực trị theo cả hai hướng
  • vAMM của Perpetual Protocol có cơ chế tương tự, nhưng khác ở chỗ nó không lưu trữ loại tài sản nào bên trong AMM. Gọi là “Ảo” vì nó không lưu trữ tài sản, không giao dịch, không swap mà nó chỉ được sử dụng với mục đích duy nhất là để NHẬN BIẾT GIÁ. Thay vào đó, Tài sản được gửi đến một hợp đồng thông minh khác gọi là “Clearing House”, sau đó sẽ lưu trữ các tài sản này trong “Vault”. Clearing House chấp nhận tiền gửi và ghi lại quyền sở hữu vị thế với các thông tin liên quan như ký quỹ ban đầu, mức đòn bẩy và cho dù nó là vị thế LONG hay SHORT.

Tỷ lệ Funding Rate

Perpetual Protocol sử dụng Tỷ lệ Funding Rate hàng giờ. Mỗi giờ, các khoản thanh toán funding này sẽ được trả cho các nhà giao dịch. Nếu tỷ lệ Funding là dương, các vị thế LONG trả tiền cho những người nắm giữ vị thế SHORT, và ngược lại.

Oracle về giá của Chainlink sẽ được sử dụng cho Perpetual Protocol

Insurance Fund

50% tất cả các khoản phí giao dịch trên Perpetual Protocol sẽ được gửi vào Insurance Fund, quỹ này được sử dụng để phòng các trường hợp có những tổn thất không mong muốn trong quá trình thanh lý và thanh toán funding rate.

Tính độc đáo của vAMM

Không cần nhà cung cấp thanh khoản

Các kho lưu trữ tài sản sẽ luôn có đủ tài sản thế chấp để thanh toán cho tất cả các nhà giao dịch trên vAMM. Trái ngược với thanh khoản trên cơ chế AMM trên các nền tảng khác đến từ các nhà cung cấp thanh khoản đóng góp tài sản, nhưng với Perpetual, thanh khoản cho vAMM đến trực tiếp từ việc lưu trữ tài sản bên ngoài vAMM. Nói cách khác, không cần sự tồn tại của các nhà cung cấp thanh khoản, nhưng vAMM vẫn hoạt động: các nhà giao dịch tự cung cấp tính thanh khoản cho mỗi giao dịch.

Vì không cần nhà cung cấp thanh khoản trong vAMM, nên không có tổn thất nào gây ra.

Quản lý trượt giá

Đối với vAMM, giao dịch sẽ ít bị trượt giá hơn so với cơ chế AMM thông thường

Đối với các AMM thông thường, cách duy nhất để tăng giá trị của biến số K là: 

1) khuyến khích nhiều nhà cung cấp thanh khoản để cung cấp nhiều hơn tính thanh khoản, hoặc 

2) tăng phí giao dịch và tái cơ chế lợi nhuận giao dịch để cung cấp nhiều thanh khoản hơn.

Ngược lại, trong vAMM, vì giá trị của K được đặt thủ công bởi nhà điều hành vAMM khi khởi chạy, nên nó có thể tăng hoặc giảm tùy ý bất kỳ lúc nào, ngay cả sau khi vAMM được tạo, giúp thị trường đáp ứng với các điều kiện mới nhất. Tuy nhiên không ai có thể  di chuyển số tài sản được lưu trữ bên trong Vault. Nhà điều hành vAMM sẽ là đội ngũ Perpetual Protocol trong phiên bản đầu tiên và chuyển tiếp sang cấu trúc DAO sau này.

Trong khi phiên bản đầu tiên của Perpetual Protocol sẽ đặt biến số K theo cách thủ công, trong tương lai, biến số K này sẽ được đặt theo thuật toán. Ví dụ, biến số K có thể được đặt dưới dạng hàm của khối lượng, lãi suất mở, thanh toán tài trợ, biến động và các biến số khác.

Đặt giá trị của biến số K là một sự cân nhắc kỹ càng. Nếu K quá thấp, thì giao dịch sẽ bị trượt giá quá nhiều và sẽ không muốn giao dịch trong nền tảng. Tuy nhiên, nếu K quá cao, thì các nhà giao dịch kiếm lợi nhuận bằng chênh lệch giá sẽ không có đủ vốn để giữ giá vAMM phù hợp với giá chỉ số cơ bản.

Khi nền tảng nhận được phản hồi của người dùng về giá trị biến số K này, nền tảng sẽ cân nhắc để chuyển Perpetual Protocol từ việc chọn K theo cách thủ công hay là lựa chọn theo thuật toán.

The PERP token 

Chi tiết token PERP

Chức năng của $PERP

Token $PERP là token gốc ERC-20 của giao thức Perpetual, cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống theo hai cách: Staking và Governance.

  1. Staking

Người nắm giữ $PERP có thể khóa, hoặc “stake” $PERP mà họ sở hữu trong một khoảng thời gian cố định cho Staking Pool. Đổi lại, những người staking sẽ được thưởng bằng phần thưởng khuyến khích, bao gồm 

(1) phần thưởng đặt cược theo PERP và 

(2) 50% phí giao dịch mạng bằng USDT (50% phí giao dịch còn lại được chuyển vào Quỹ bảo hiểm) .

2. Governance

Sau khi chủ sở hữu $PERP đã staking, họ có thể sử dụng $ PERP đã staking để bỏ phiếu hoặc đề xuất các ý tưởng mới có thể được sử dụng để cải thiện giao thức. Một điều cần lưu ý là trước khi $PERP được phân phối rộng rãi, những người đóng góp giao thức cốt lõi sẽ là những người đưa ra quyết định quan trọng. Điều này là rất yếu tố tiên quyết, vì phải giữ cho hoạt động quản trị được trơn tru trong những ngày đầu.

Phân phối Token 

  • 7,500,000 PERP: Balancer LBP.
  • 36,000,000 PERP: Team và Ban cố vấn.
  • 6.250.000 PERP: Binance Labs, đã đầu tư vào việc phát triển của Perpetual khoảng 2 năm trước.
  • 22.500.000 PERP: Các nhà đầu tư chiến lược.
  • 77.750.000 PERP: Hệ sinh thái và phần thưởng

Lịch mở khoá Token

  • Balancer LBP: No lockup.
  • Team and advisors: Team begins vesting its tokens 6 months after the mainnet launches, and quarterly for the following 30 months.
  • Seed and strategic investors: Seed and strategic investors begin vesting their tokens right after the Balancer LBP finished (25%), then quarterly for the next 12 months.
  • Ecosystem and Rewards: Before the transition to community governance, 10% of these PERP tokens are unlocked. After the community governance transition, all of them are unlocked.

Tổng cung ban đầu của PERP token

  • Investors: (6,250,000+22,500,000) * 25% = 7,187,500 
  • Balancer LBP: 7,500,000 
  • Ecosystem & rewards: 7,775,000

Tổng cộng: 7,187,500 + 7,500,000 + 7,775,000 = 22,462,500 PERP

Tỷ lệ Mở khoá / Tổng cung = 22,462,500 / 150,000,000 = 15%

Tiềm năng của PERP

  • Chế độc đáo của vAMM + nền tảng giao dịch phái sinh phi tập trung là ý tưởng mới và chưa bùng nổ

Như cái tên của dự án đã cho thấy, Perpetual Protocol tập trung hoàn toàn vào các hợp đồng hoán đổi vĩnh viễn, cho đến nay đây là loại giao dịch phổ biến nhất để giao dịch tiền mã hoá (Binance Futures, OKex Futures …). Khi ra mắt, Perpetual Protocol sẽ hỗ trợ BTC, ETH và LINK, đồng thời có thể tích hợp các tài sản tổng hợp khác như vàng, dầu thô hoặc các loại tiền tệ fiat khác thông qua quản trị trong tương lai. Các nhà giao dịch có thể nhận được đòn bẩy lên đến 20X đối với cả các vị thế mua và bán.

Perpetual Protocol được hỗ trợ bởi Tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) với sự hiện diện mạnh mẽ ở Châu Á. 

Giao dịch hợp đồng vĩnh viễn có mức độ rủi ro rất cao, nhà giao dịch có thể bị lỗ vốn. Perpetual Protocol chỉ khuyến khích người dùng giao dịch những gì họ có thể đủ khả năng để mất.

  • Các nhà đầu tư chiến lược là tâm điểm thu hút nhà đầu tư nhỏ lẻ

Perpetual Protocol chính thức thông báo rằng đã huy động được 1,8 triệu đô la trong một vòng chiến lược do Multicoin Capital dẫn đầu với sự tham gia của Zee Prime Capital, Three Arrows Capital, CMS Holdings, LLC. Và Alameda Research, người hợp tác chiến lược với FTX. Các quỹ khác bao gồm Binance Labs, Andrew Kang, George Lambeth, Calvin Liu, Tony Sheng, Alex Pack và Regan Bozman cũng là những người đầu tư hỗ trợ cho Perpetual Protocol.

Những cái tên Binance Labs, Alameda Research … với những với dự án đã tăng trưởng mạnh mẽ thời gian qua đã minh chứng cho sự đầu tư có chiều sâu trong không gian tiền mã hoá của họ. Họ không chỉ hỗ trợ quỹ cho dự án phát triển, mà còn kết nối dự án đến cộng đồng hơn. Thậm chí rằng, niềm tin niêm yết trên các sàn giao dịch lớn như Binance, FTX là điều hiển nhiên … Và từ đó mức độ cường điệu dự án từ đó mà tăng lên đáng kể

  • DEFI vẫn là xu thế khi Binance hỗ trợ quỹ 100 triệu đô cho các dự án Defi

Trong hội nghị online về Defi do Binance tổ chức, CZ (CEO của Binance) cũng đã tiết lộ thông tin về việc hỗ trợ các dự án Defi trong thời gian tới, và kết quả là thông báo về việc chính thức hỗ trợ 100 triệu đô được công khai. Theo đó, dự án Bella Protocol là dự án đầu tiên được đề xuất trên LaunchPool, một nền tảng “Yield Farming” trên CEFI được Binance chính thức ra mắt. Trong 2 ngày đầu, hơn 600 triệu đô đã được khoá (TVL) để nhận token BEL. Điều đó cho thấy xu hướng Defi vẫn được xem là lĩnh vực còn khá mới để phát triển hơn trong không gian crypto, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận gần hơn với tiền mã hoá

  • Việc giá trị token PERP trên Balancer không giảm cho thấy rõ ràng mức độ “cần phải có PERP” của các nhà đầu tư

Về cơ chế Pool trên Balancer, giá khởi điểm của PERP là $1.6 và giảm dần còn $0.0762 trong 3 ngày. Tức là về lý thuyết, nếu bạn mua trong ngày đầu sẽ là giá rất cao và càng về cuối giá sẽ rất thấp.

Và đây là thực tế, giá PERP không xuống theo từng giờ, ngược lại nó vượt mức giá ban đầu trên Balancer. Tại sao? Có thể suy đoán, nhà đầu tư tin rằng giá không thể xuống thấp hơn nữa, và giá tăng đột biến là điều hiển nhiên. Điều này cho thấy mức độ FOMO về giá PERP là rất cao

Action

BUY PERP: $1.5

Exchange: Balancer

Lưu trữ: Ví cá nhân MetaMask

Perpetual Protocol official channels

Tài liệu tham khảo

https://perp.fi/lbp/
https://docs.perp.fi/
https://medium.com/@perpetualprotocol
https://defipulse.com/blog/perpetual-protocol/
https://docs.google.com/spreadsheets/d/10yyVQjPtWsWMP6L–AT0_PsNdZdEo6_Zkpv30qh3CZU/edit#gid=2115830440

Disclaimer
Syndicator không được đăng ký là tổ chức cố vấn đầu tư tài chính với bất kỳ cơ quan quản lý, hoặc với bất kỳ cơ quan chính phủ, tổ chức nào khác. Syndicator đơn giản cung cấp quan điểm cá nhân, được đưa ra mà không có bất kỳ trách nhiệm pháp lý hay sự tin cậy nào. Thông tin có ở đây không phải là lời đề nghị bắt buộc để mua, giữ hoặc bán bất kỳ tokens hay coins nào.
Syndicator không tuyên bố về tính đầy đủ, chính xác hoặc kịp thời của tài liệu được cung cấp và tất cả thông tin có trong trang web này dựa trên các nguồn được coi là đáng tin cậy, nhưng không được đảm bảo là chính xác hoặc đầy đủ nhất. Bất kỳ ý kiến ​​hoặc quan điểm nào được trình bày ở đây phản ánh thực tế kể từ ngày xuất bản và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước.
Giao dịch và đầu tư tiền mã hoá (còn được gọi là tiền kỹ thuật số, tài sản tiền mã hoá, altcoin, v.v.) có rủi ro thua lỗ đáng kể và không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá trị tiền mã hoá và hợp đồng tương lai có thể biến động mạnh và do đó, người dùng có thể mất nhiều hơn khoản đầu tư ban đầu của họ.
Nếu thị trường đi ngược lại bạn, bạn có thể phải chịu tổng số lỗ lớn hơn số tiền bạn đã gửi vào tài khoản của mình. Bạn chịu trách nhiệm về tất cả các rủi ro và nguồn tài chính mà bạn sử dụng và đối với hệ thống giao dịch đã chọn. Bạn không nên tham gia vào giao dịch trừ khi bạn hiểu đầy đủ về bản chất của các giao dịch bạn đang tham gia và mức độ tổn thất của bạn. Nếu bạn không hiểu đầy đủ những rủi ro này, bạn phải tìm kiếm lời khuyên độc lập từ cố vấn tài chính của bạn.
Tất cả các chiến lược giao dịch được sử dụng với mức độ rủi ro của riêng bạn.
Bạn là thành viên của Syndicator, bạn cần đồng ý rằng: Tất cả các báo cáo chuyên sâu, chiến lược giao dịch cũng như chiến lược đầu tư dài hạn, đều là nghiên cứu của riêng Syndicator và không bắt buộc bạn phải đầu tư vào đó. Bạn có quyền tham khảo và sử dụng nó với chiến lược của riêng mình. Syndicator không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất trực tiếp, gián tiếp hoặc hậu quả nào do các khoản đầu tư của bạn.

Tác giả

S'Mann

S'Mann

Founder & CEO @Syndicator

Theo dõi Syndicator tại

perpetual-protocolPerpetual Protocol
$ 1.03
Issue Price
$1.2
Block Explorer
Website
Twitter
Whitepaper

Token Release