03 điều sai của Mark Zuckerberg về Libra và phản ứng của thị trường toàn cầu, Việt Nam đang ở đâu?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Vào tháng 5 năm 2012, nữ triết gia trẻ tuổi nhất Việt Nam đương thời, đăng đàn trên Mương Mười Bốn để lại một quotation mà sau này làm ám ảnh hằng bao nhiêu thế hệ millennials Việt Nam từ đời cuối 8x cho cho đến đầu 2k, rằng “yêu mà không có tiền thì cạp đất mà ăn” – triết lý này tồn tại mãi đến muôn đời sau, hẳn là vậy…

Tất cả mọi ngành nghề đều liên quan đến tiền, từ tình yêu, tình báo cho đến Agritech, Healthtech, Insurtech, Robotics, Ai – Machine Learning cho đến E-commerce, On-demand-service, Fintech…

Trong thời gian đó thì Satoshi Nakamoto, một khoa học gia về cryptography & computer science mà chẳng ai biết là ai cả, được cho là sinh sống tại Nhật đã phát triển một công nghệ, gọi là blockchain, mở đường cho việc phát hành đồng tiền mã hóa (cryptocurrency) với tham vọng trước là loại bỏ bản vị tiền sau là tư nhân hóa tiền tệ (privatization of money)…

Lý tưởng của ông, thế giới này là bình đẳng và bất kỳ ai cũng phát hành được đồng tiền của mình… mở ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu để rồi monetary system phải được đập đi xây mới…

Ông nuôi dưỡng ý tưởng của mình sau khi xem Abraham Lincoln đọc bản Tuyên ngôn độc lập của Huê Kỳ, có đoạn:

[…] “Chúng tôi khẳng định những chân lý này là hiển nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hoá ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” […]

Với triết lý của mình, Nakamoto thêm vào đoạn sau:
… “và quyền được tự do phát hành đồng tiền của riêng mình”.

Và ông đã làm được điều trước mắt:

1, Bitcoin là một đồng tiền không dựa vào bản vị tiền tệ.
2, Bitcoin là do cá nhân ông phát hành, không phải bất kỳ một ngân hàng trung ương, nhà nước nào quyết định hay manipulate cả…

Sở dĩ Satoshi muốn làm điều đó là vì một lý do duy nhất, dù rất khó để thực hiện được, trừ khi mọi điều kiện và hệ quy chiếu trở nên hoàn hảo, đó là, loại bỏ “lạm phát”, với mong muốn giúp đỡ người nghèo…

Khi ông cho rằng việc những kẻ tư bản khốn nạn bơm thêm tiền vào dòng chảy hiện hành một cách không kiểm soát sẽ làm lũng đoạn thị trường và gây khốn khổ khốn nạn cho loài người… người giàu càng trở nên giàu và người nghèo càng trở nên nghèo hơn…

Con người chỉ cần tình yêu thôi… chứ “tiền nhiều để làm gì” – Đặng Lê Nguyên Vũ đã nói như vậy còn “tiền ở đâu ra” thì ảnh không nói.

(Mình đi sâu vào vấn đề bản vị tiền và lạm phát sau, đoạn này mở lời vậy đã)

Từ transaction đầu tiên được ghi có trên network của bitcoin vào ngày mùng 9 tháng 1 năm 2009, đến thời điểm hiện nay, thì tổng giá trị giao dịch đồng Bitcoin (Mã: BTC) trên thị trường khoảng 189B USD.

Còn cái balance sheet của Central Bank US chỉ ra ~38000B USD (Tháng 6/2019).

Như vậy current market cap của BTC so với USD chiếm gần 5%. Một con số còn rất nhỏ. Tất nhiên là như vậy, thị trường cryptocurrency này đến nay vừa tròn 10 năm nhưng vẫn còn rất sơ khai… Bạn nào làm blockchain thì cứ bình tĩnh mà làm, không đi đâu mà vội, vì thị trường này gần như đã rơi vào tay người Đại Lục rồi.

Đến khi nào con số này chiếm hơn 50% rồi nhảy vọt lên trên 70% thì toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ truyền thống sụp đổ, gây ra một cuộc đại khủng hoảng trên toàn cầu… lúc này người giàu vẫn giàu hơn, người nghèo vẫn nghèo hơn thôi vì các quốc gia khác, các central banks, các commercial banks… đâu có khoanh tay ngồi nhìn…

Thị trường này còn cần một giai đoạn đại quá độ nữa, kỷ nguyên của privatization of money và tokenized economics… Dân đen như chúng ta ngồi nhìn “nước chảy đến đâu bèo trôi đến đấy”…

Trái ngược với Satoshi Nakamoto, là một người có tên nhưng không được xác định, thì trên bản đồ thế giới có 2 quốc gia không có tên nhưng lại được xác định đó là Facebook (US) và Wechat (China) với tổng dân số chiếm gần một nửa trái đất.

Ngày 18 tháng 6, Mark Zuckerberg, như bao công dân số khác, up một status, https://www.facebook.com/zuck/posts/10107693323579671, khoe việc đi trước một bước của mình trong quá trình “đăng ký thành lập digital country”, phát hành đồng Libra, một stablecoin (cryptocurrency)…

Trước tiên, mình là người anti-stablecoin vì đó là trò chơi manipulate thị trường tài chính của giới tư bản cậy vào blockchain và market making… làm chậm quá trình quá độ lên tokenized economics với quá trình tư nhân hóa tiền tệ (privatization of money) vốn lẽ phải có trong tương lai gần…

Từ bài post của Mark Zuckerberg, tạm thời mình sẽ chỉ ra 03 lỗi sai cơ bản nhất, nhưng thực sự mình không tin đây là nội dung bài post của Mark vì như thế là quá tệ hoặc không hiểu về tokenized economics… tất nhiên là Mark quá thông minh để hiểu điều này nên mình đoán Mark cố tình nói vậy chỉ để thăm dò thị trường và xem phản ứng của các dư luận viên khắp nơi…

03 điều sai của Mark Zuckerberg như sau:

#1. “Hội liên hiệp phi lợi nhuận Libra… tạo ra một loại tiền tệ mới, gọi là Libra”…
– Mark nói “phi lợi nhuận” nhưng động thái thì lại “pump” vào thị trường một dòng tiền khổng lồ mà có thể nói, riêng hội liên hiệp của Mark, lại “không lo” về vấn đề lạm phát… Nghe rất buồn cười… Mark lên Facebook nói chuyện mà như đi speaking cho các bạn sinh viên mới bước chân vào đại học…

#2. “Nhiều công ty khác sẽ xây dựng dịch vụ của họ sử dụng đồng Libra — từ các dịch vụ thanh toán như Mastercard, PayPal, PayU, Stripe và Visa, đến các dịch vụ phổ biến khác như Booking, eBay, Farfetch, Lyft, Spotify và Uber, cho đến các tổ chức phi lợi nhuận khác đang làm các công việc quan trọng mà sau cùng cũng có liên quan đến tài chính như Kiva, Mercy Corps and Women’s World Banking, cũng như các công ty trong lĩnh vực “crypto” như Anchorage, Coinbase, Xapo, and Bison Trails…. Đồng Libra được powered by blockchain technology… phát triển ví Calibra”…

– Như thế thì ở giai đoạn này Mark mới thăm dò thị trường và nói về “mobile money” dùng công nghệ blockchain… để nghe ngóng dư luận. 
– Nhìn vào danh sách trước mắt thì hơn quá nửa sau này sẽ phát hành đồng cryptocurrency riêng rồi. Hãy đợi đấy! Mark. Các payment service providers đâu có ngốc như vậy.
(Mark nói về blockchain thì mình ủng hộ 100%. Việc này là bắt buộc phải làm).

#3. Riêng đối với “đất nước” của Mark…
“Tất cả sẽ được xây dựng trên nền tảng công nghệ blockchain. Và đó là “phi tập trung” nhưng lại nói “Calibra (lá cái ví đựng Libra) sẽ được kiểm soát như những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán khác” … “nếu bạn mất một đồng Libra, chúng tôi sẽ hoàn trả một đồng Libra”…
– Đoạn này không có gì buồn cười hơn. Vầng, phi tập trung (decentralized) nhưng lại chịu sự quản lý và Mark đứng ra bảo kê là sẽ refund… 
– Nói như Mark hoàn toàn là centralized model.

Sau cơn đại địa chấn mà Mark tạo ra, thị trường cryptocurrency đẩy giá BTC lên gần 13000 USD sau đó quay đầu về bờ, vì khắp nơi trên thế giới đồng loạt ban bố kế hoạch của mình,

1. China (Trung Hoa Đại Lục) — là nước đã sẵn sàng chiến đấu.

Sau khi Facebook released bản whitepaper của Libra được một tháng thì Google Trends đo được rằng Đại Lục là nơi có search queries với độ phổ biến (popularity) về “Libra” là maximum 100. Điều này có nghĩa là người Trung Hoa lên google tìm kiếm thì 100 người có 100 người tìm kiếm Libra 😉

Tờ Nam Hoa Tảo Báo (chủ sở hữu là Alibaba) đã giật cái tít với dẫn ngôn chính thức từ Central Bank “Facebook’s Libra forcing China to step up plans for its own cryptocurrency”

Thực ra CB China đã nghiên cứu về cryptocurrency từ 2014 rồi, hiện tại chưa có thông báo chính thức. Chỉ mới đưa ra thông tin về cái gọi là “digital currency” và ban bố lệnh cấm, kìm cặp phong tỏa…

Wang Xin, cục trưởng cục nghiên cứu của PBOC (People’s Bank of China: Ngân hàng nhân dân Trung Hoa) đã hỏi một câu rất sắc:

“If [Libra] is widely used for payments, cross-border payments in particular, would it be able to function like money and accordingly have a large influence on monetary policy, financial stability and the international monetary system?

Ý là, “nếu các anh mà dùng Libra (tức là phía USA) và triển khai Libra như vậy thì hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế sẽ sập đấy”. Đoạn này là mình nói chứ không phải dịch câu trên.

Giới thạo tin tài chính đồn đoán là PBOC liên kết với Hương Cảng (Hong Kong) đập vào 100B USD để tạo ra một cái Stablecoin… như nào thì hồi sau sẽ rõ.

2. G7 & European Union — là các nước bình ổn nhất.

Phú Lãng Sa (France) lãnh đạo nhóm G7, cùng với Gia Nã Đại (Canada), Đức Ý Chí (Germany), Ý Đại Lợi (Italy), Đông Doanh (Japan), Anh Cát Lợi (UK) và Huê Kỳ (US) ngồi bàn một việc là làm sao có framework về “Pháp lý – Quản lý – Đánh thuế” trước. Thuế là vấn đề G7 dòm ngó và quan ngại nhất sau khi nhìn vào “Quốc gia phá sản” Venezuela…

Mặc dù ngồi chung bàn với G7 nhưng Huê Kỳ không quan tâm, vì Mỹ luôn nghĩ là monetary system của thế giới này là của Mỹ, đất trời đã định sẵn…

Emmanuel Macron, tổng thống trẻ tuổi tài cao trước đã chấp thuận cho một số nhà phát hành đồng Crypto dưới sự quản lý của financial watchdog (ban kiểm soát tài chính)… chạy các dự án ICOs sau là lên kế hoạch phát triển đồng riêng của mình…

Toàn bộ hệ thống của Châu Âu nói chung được xây dựng từ trước những năm 1900s, người Châu Âu làm cái gì cũng lên kế hoạch 100 năm không thay đổi… từ cơ sở hạ tầng điện đường trường trạm cho đến giao thông, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, tài chính… nên Macron muốn thay đổi thì còn lâu, từ giờ thế hệ ông đang lên kế hoạch cho mười năm sau…

Nên về cơ bản, trước diễn biến thị trường thay đổi như vậy, Châu Âu tạm thời là ngồi nhìn và phải ủng hộ.

3. Japan (Đông Doanh Nhật Triều) — là nước đã đi trước một bước

Không ai khác, Đông Doanh là một trong những nước đầu tiên công khai chấp thuận cryptocurrency… bởi một lẽ người Đông Doanh có niềm tự hào là những người con của Nhật Hoàng, trên trái đất bụi trần này, mặt trời mọc trước tiên là ở xứ Phù Tang.

Tính cho đến thời điểm hiện tại thì Ripple (Mã XRP) đã được chấp thuận bởi hơn 50 ngân hàng tại Japan…

Japan sau này không những deploy một mà là nhiều đồng cryptocurrencies…

Suy nghĩ của người Nhật đi ngược lại với xu thế chung của các nước đó là central bank không phải là key player trong game này… vì họ cho rằng CB không mang lại hiệu quả kinh tế…

Có lẽ Trung Quốc là nước đầu tiên kill tiền mặt thì Nhật Bản là nước đầu tiên kill vai trò của central bank… chúng ta hãy chờ xem có đúng không.

4. India (Thiên Trúc) — là nước lo ngại nhất.

Trong tất cả các quốc gia phản ứng về Libra thì Thiên Trúc là nước lo ngại nhất vì họ sợ mất đi leverage của mình, đơn giản vì India là nước có lượng người dùng lớn nhất trên thế giới của Facebook, lớn gần gấp rưỡi Mỹ. Dân số India có 1.36B thì gần 270M là dùng Facebook, chiếm gần 20% cũng là con số khi so toàn cõi Thiên Trúc với số người Trái đất.

India đã nói với The Washington Post rằng họ sẽ cấm Libra và hiện tại đang cấm các sàn giao dịch khác… vì India là cái nôi của công nghệ, cuộc chơi này người Thiên Trúc phải ghi tên mình vào Tàng Kinh Các.

5. Singapore (Tân Gia Ba ) — là nước khôn nhất

Below-the-line, Singapore là nước nhỏ nên phải mở rộng Above-the-line, vì thế Singapore đến nay đã trở thành một cái Tech Hub của cả Đông nam Á.

Từ 2015 Singapore đã chấp thuận các dự án cryptocurrency đăng ký ở Singapore, đơn giản thôi là để thu thêm thuế mà không phải làm bất cứ một việc gì thêm. Nên các công ty cryptocurrency kiểu gì cũng phải mở một công ty ở Singapore ngoài một cái giấy phép ở các tax havens khác như BVI nhằm hợp thức hóa vấn đề liquidation…

Muốn mở một công ty ở Singapore thì phải có Giám đốc địa phương, phải mở được bank account và phải đóng thuế, khi vận hành thì phải có bao nhiêu % người Tân Gia Ba trong nội bộ… Các dự án ICOs sau khi chạy xong thì muốn liquidate đồng tiền legally thì phải nộp tiền cho Sin…

Nói Singapore là nước khôn nhất là đúng vì Singapore làm 2 bước:

Step 1: Thu hút các công ty cryptocurrency đổ về Sin
Step 2: Sau đó các bạn phải chơi theo luật của Sin

Điều đó có nghĩa là, Singapore đang build cộng đồng, lấy cộng đồng làm bàn đạp để manipulate thị trường.

Singapore bước đi hiên ngang, rất khôn khéo… trên không thẹn với Lý Quang Diệu, dưới lòng dân hoan hỉ với cổ tức chính phủ chia đều…

6. Korea (Nam Triều Tiên) — là nước không nói mà làm

Tháng 3 năm 2019, Samsung đã tung ra Galaxy S10 với một cái ví built-in, dự là sẽ phát hành Samsung coin trong nay mai…

Đối với Korea mà nói thì đếch quan tâm Libra bởi vì thị trường này Korea đã và đang xây dựng rồi. Trong lĩnh vực này, Korea đối với trường quốc tế thì dựa vào Samsung làm bước đệm. [Tại sao Mỹ đánh thẳng vào Huawei? Cũng có chút liên quan…]

Có 2 nước với lòng tự hào dân tộc cao nhất thế giới, một là Nhật Triều hai là Nam Triều… nên so với Mỹ, Libra, thì Korea đếch phải ngại ngùng.

7. Thailand (Xiêm La) — là nước chớp thời cơ nhanh nhất Đông Nam Á

Người Xiêm La mặc dù tên tuổi đọc vẹo cả mồm nhưng làm việc thì nhanh chóng. Có thể nói trong lúc các lãnh đạo suy nghĩ về regulation chị em giới showbiz mặc đồ cover bao nhiêu % ngực thì người Thái đã legalize thị trường mại dâm (mình rất ủng hộ vấn đề này). Người Thái chấp nhận đồng crypto cũng nhanh như đưa tạp chí Playboy về với đất Phật…

Bank of Thailand (BoT) đã có prototype cho central bank digital currency (CBDC) được áp dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng của Thái. Việc làm này là chuẩn nhất đối với một government role.

Bước đi này của người Thái là chuẩn không cần chỉnh, không nói nhiều. Operation như nào thì để coi…

8. Việt Nam (Đại Việt) — là nước chưa biết bắt đầu từ đâu

Việt Nam tạm thời mình chưa nói vì ngại va chạm và tạm đưa ra một lời góp ý trong cuộc chơi này là “nên theo Tàu, không theo Mỹ”.

Mình không “đả kích” gì cả, mình yêu Việt Nam, biết mình biết ta trăm trận trăm thắng. Tạm thời mình chỉ có thể nói được là, Trung Quốc làm như nào mình cứ theo như vậy, chắc chắn thành công…

9. USA (Huê Kỳ) — là nước châm ngòi chiến tranh

(to be continued)

Chưa bao giờ thấy trên thế giới có một “sự đồng thuận” sâu sắc nhất trong lĩnh vực này khi phản ứng trước Libra, đó là “cấm”, fundamentally… vì tham vọng của Mark Zuckerberg trong kỷ nguyên chuyển đổi số này là quá lớn so với những gì mà thị trường tài chính có thể tưởng tượng ra, chắc chỉ có Satoshi mới biết được…

Joseph Lubin, co-founder của Ethereum, nền tảng tiền mã hóa lớn thứ 2 trên thế giới, đã cảnh báo một câu: Facebook’s Libra token is like “a centralized wolf in a decentralized sheep’s clothing”,

“Đồng token Libra của Facebook là một con sói “tập trung” đội lốt chú cừu “phi tập trung”.

Cá nhân mình rất thích tham vọng của Mark, cái mà Mark nhắm vào không phải là đồng Libra, trước tiên là nhắm vào các cross-border payment service providers, rồi đến các banks ở mỗi quốc gia, sau mới đến end-users…

thế nên, mình chỉ nói một câu với Mark là Libra phase 1 của Mark failed toàn tập, phase 2 rồi tính tiếp…

Nguồn: Nguyễn Việt Hùng (HùngKaKa)
Thảo luận với chúng tôi tại:
Telegram Channel: 
https://t.me/Syndicator_Official
Telegram Chat: 
https://t.me/Syndicator_Community
Facebook: 
https://www.facebook.com/Syndicator.Official

Tác giả

Theo dõi Syndicator tại